Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Lộc mại lá nhỏ
Tên Latin: Claoxylon hainanense
Họ: Thầu dầu Euphorbiaceae
Bộ: Thầu dầu Euphorbiales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ nhỏ  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    LỘC MẠI NHỎ

LỘC MẠI NHỎ

Claoxylon hainanense Pax et Hoffin.

Họ: Thầu dầu Euphorbiaceae

Bộ: Thầu dầu Euphorbiales

Mô tả:

Cây bụi hay cây nhỡ cao 2 - 3m; nhánh mảnh không lông, đỏ. Lá đơn phiến hình bầu dục thon dài 12 - 20cm, rộng 4 - 10cm, đầu tù có mũi, gốc thon gân phụ 7 - 8 cặp, mép lá có răng to, thưa cuống dài 2 - 3cm có haI tuyến ở đầu. Chùm hoa mảnh ở nách lá; chùm hoa đực dài 10 - 20cm, mọc thòng hoa xanh; lá dài 3 có lông; cánh hoa 3; nhị cỡ 50; hoa cái có bầu, không lông; quả nang 3 mảnh vỏ, có gai mụt nhỏ.

·         Ra hoa thảng, có quả tháng 5.

Nơi sống và thu hái:

Loài của Trung Quốc và Việt Nam. Ở Việt Nam cây thường mọc hoang, phổ biến ở các tỉnh từ Hà Giang, Bắc Thái, Hòa Bình qua Thanh Hóa đến Quảng Nam - Đà Nẵng. Thu hái lá quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

Công dụng:

Dân gian dùng lá cây trị táo bón, đau bụng, lỵ cấp tính, da vàng. Ngày dùng 10 - 20g lá khô hoặc 20 - 40g lá tươi sắc uống. Dùng ngoài tùy luợng, nấu nước rửa trị lở ngứa.

 

Tài liệu dẫn: Cây thuốc Việt Nam - Võ văn Chi - Trang 680.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Lộc mại lá nhỏ

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này