Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Xoài đồng nai
Tên Latin: Mangifera dongnaiensis
Họ: Đào lộn hột Anacardiaceae
Bộ: Cam Rutales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ lớn  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    New Page 1

XOÀI ĐỒNG NAI

Mangifera dongnaiensis Pierre

Họ: Đào lộn hột Anacardiaceae

Bộ: Cam Rutales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ lớn, cao 20 - 30cm, đường kính 65 - 90cm, cành non không lông. Lá hình dải thuôn, phiến dài 8 - 15cm, rộng 2 - 4cm, đầu nhọn, gốc từ từ hẹp trên xuống, dai, cứng; gân bên 18 - 20 đôI; cuống dài 3cm.Cụm hoa dạng tháp, dài 18 - 20cm. Hoa nhiều, tạp tính. Lá đàI 5, dài 15mm, nhẵn; cánh hoa 5, dài 25mm, cong, hình bầu dục, thuôn, mang một mào có tuyến rất rộng, chia ra thành 3 - 4 nhánh, chỉ có một mào đi tới đỉnh của cánh hoa; nhị thường 5, chỉ có một cái sinh sản; bầu hình cầu. Quả hạch hình trái xoan, có cỡ nhỏ, có mũi ngắn.

Sinh học, sinh thái:

Cây mọc trong rừng thường xanh còn tốt, mọc lẫn với một số loài cây thuộc họ Ngọc lan Magnoliaceae, Dầu Diptreocapaceae, Đậu Fabaceae, trên đất khá sâu dày, đá mẹ lá phiến thạch xa thạch. Trong rừng lá rộng thường xanh miền Đông nam bộ, đôi khi cây mọc ưu thế trong các lâm phần ít bị tác động.

Phân bố:

Loài đặc hữu của Việt Nam, mọc theo sông Đồng Nai, từ Di Linh (Lâm Đồng) xuống đến Biên Hoà và các tỉnh Bình Dương, Bình Phước

Công dụng:

Gỗ nặng trung bình, không tốt, dễ bị mối mọt, có thể làm gỗ lạng và đóng đồ đạc thông thường. Quả ăn được.

 

Mô tả loài: Trần Hợp – Phùng Mỹ Trung.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Xoài đồng nai

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này