Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Lọng bàng
Tên Latin: Dillenia heterosepala
Họ: Sổ Dilleniaceae
Bộ: Sổ Dilleniales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ trung bình  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    LỌNG BÀNG

LỌNG BÀNG

Dillenia heterosepala Finet et Gagnep.

Họ: Sổ Dilleniaceae

Bộ: Sổ Dilleniales

Mô tả:

Cây rụng lá về mùa khô. Cao 15 - 20m, đường kính 20 - 30cm. Thân thẳng đường có u lồi, gốc có rễ chống nổi trên mặt đất. Vỏ màu nâu xám, thịt vỏ màu hông nhạt. Cành nhánh ráp và xù xì, có vết sẹo của cuống khi rụng.

Lá đơn mọc cách, phiến lá dài 30 - 45cm, hình trứng ngược hoặc bầu dục trứng, đầu hơi nhọn, gốc hình nêm, mặt trên màu lục, không có lông, mặt dưới lông trên các gân. Mép có răng cưa. Gân bên 20 - 24 đôi, xếp đều đặn và song song với nhau, các gân kéo dài ra tận mép lá tạo thành đầu nhọn của răng cưa. Cuống lá khá dài, gốc hơi phình.

Cụm hoa xim ở đầu cành và gân đối với lá, cuống chung có lông tơ màu đỏ. Hoa lớn lá bắc sớm rụng. Cánh đài 5, dai, tồn tại. Cánh tràng mỏng, sớm rụng. Nhị nhiều xếp thành nhiều vòng, dài gần bằng nhau, chỉ nhị nhắn. Bầu gồm 8 lá noãn, dính nhau, vòi rời, hình chỉ, mỗi lá noãn chứa nhiều noãn.

Quả hình cầu, đường kính chừng 8cm.

Phân bố:

Cây phân bố ở nhiều tỉnh Bắc bộ và Trung bộ như Cao bắng, Lạng Sơn, Hoà bình, Vĩnh Phú, Nam Hà, Thanh hóa, Ninh Bình.

Sinh thái:

Cây mọc rải rác ở trong các rừng kín thường xanh mưa mù nhiệt đới, nơi ven khe, ven suối, ẩm ướt, ưa đất sét, sét pha cát, ẩm hay savan cây bụi, Cây thuộc loài cây ưa sáng, sinh trưởng khá nhanh; tái sinh hạt và khả năng đầm chồi mạnh.

Mùa hoa tháng 5 - 6. Mùa quả tháng 8 - 9

Công dụng:

Gỗ màu đỏ nhạt, dác lõi không phân biệt, cứng và nặng trung bình, kính gửio6ng bền, dùng đóng các đồ dùng thông thường.

 

Tài liệu dẫn: Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 131.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Lọng bàng

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này