Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Sư nhĩ
Tên Latin: Leonotis nepetifolia
Họ: Hoa môi Laminaceae
Bộ: Hoa môi Lamiales 
Lớp (nhóm): Cây thuốc  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    SƯ NHĨ

SƯ NHĨ

Leonotis nepetifolia (L.) R. Br., 1811

Họ : Hoa môi Lamiaceae

Bộ : Hoa môi Lamiales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây thân thảo cao 80 - 200 cm, phần gốc hóa gỗ. Thân vuông có rãnh dọc, có lông tơ ngắn áp sát ở phần non. Lá mọc đối hình trứng hay hình mũi mác, cỡ 5 - 15 x 4 - 10 cm. Chóp lá nhọn, gốc cụt hay hình nêm, mép lá xẻ răng cưa, 2 mặt có lông tơ ngắn. Gân bên 5 - 6 đôi, nổi rõ ở mặt dưới, cuống lá dài 3 - 5 cm. Cụm hoa ở nách lá phía đỉnh cành, gồm các vòng dãn cách, có đường kính 3 - 5 cm. Lá bắc hình đường dài 1cm, cứng và nhọn. Đài hình ống dài 20 - 15 mm, có lông ở phía ngoài, có 10 gân dọc rõ, 8 thùy đài, trong đó có 1 thùy phía trên dài và rộng hơn. Tràng hoa màu da cam, ống dài 20 - 25 mm, có lông ở phía ngoài, 2 môi, môi trên 1 thùy dài 8 - 10 mm, dạng mũ, có lông dày, môi dưới ngắn hơn môi trên 3 thùy hẹp, thùy gữa bằng hay có khuyết ở đỉnh.

Nhị 4, hướng lên phía môi trên của tràng, chỉ nhị đính ở giữa ống, nhẵn, bao phấn 2 ô chụm lại. Bầu nhẵn, vòi nhụy xẻ 2 thùy không bằng nhau ở đỉnh. Quả gần thuôn, có 3 góc, đỉnh bằng, cỡ 3 - 3,5 x 1,5 - 2 mm.

Sinh học, sinh thái:

Mùa hoa kết quả tháng 7 - 11. Cây mọc hoang ở các khu vực đất sau khai thác, ven suối, nơi môi trường sáng và ẩm, các bãi hoang, ven biển, ven đường đi. Hoa thàng 6 - 8, quả tháng 9 -11 hàng năm

Phân bố:

Gia Lai (Plei Ku, Biển Hồ), Khánh Hòa (Nha Trang), Ninh Thuận (Phan Rang, Cà Ná), Đồng Nai (Biên Hòa), Bà Rịa - Vũng Tàu (Long Đất), thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp (Hồng Ngự), Kiên Giang (Hà Tiên). Còn có ở Ấn Độ, Cambodia, Indonesia, vùng nhiệt đới Châu Mỹ và Châu Phi.

Công dụng:

Lá có vị đắng và được coi là loại thuốc bổ đắng, có tác dụng hạ nhiệt, giảm sốt, chống nôn, chống co thắt và trừ giun. Hạt có hoạt tính kháng ký sinh trùng sốt rét

 

Tài liệu dẫn: Thực vật chí Việt Nam - Vũ Xuân Phương - Tập 2 - Trang 42.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Sư nhĩ

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này