Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Rọc rạch lửa
Tên Latin: Radermachera ignea
Họ: Đinh Bignoniaceae
Bộ: Hoa mõm sói Scrophulariales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ trung bình  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    RỌC RẠCH LỬA

RỌC RẠCH LỬA

Radermachera ignea (Kurz) Steenis., 1817

Spathodea ignea Kurz, 1976

Mayodendron igneum (Kurz) Kurz, 1875

Họ: Đinh Bignoniaceae

Bộ: Hoa mõm sói Scrophulariales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ cao 6 - 20 m; cành non có lông mịn; lá kép hai lần ở gốc; lá chét bậc nhất mang 5 lá chét bậc hai, dài 7 - 10 cm, rộng 3,5 - 5,5 cm; gốc lá chét nhọn, mảnh, không lông. Chùm hoa trên nhánh to hay trên thân, ngắn có lông mịn; 3 - 5 hoa đỏ chói, dài 6 - 7 cm. Quả nang hình trụ, dài 35 - 70 cm; hạt có cánh mỏng, dài 8 mm.

Sinh học, sinh thái:

Cây mọc trong rừng thường xanh, nơi có mùa khô rõ rệt, ở độ cao trung bình giữa 200 và 800m, ít khi ở trên 1.000m, khá phổ biến trên các đồi núi đá vôi. Ra hoa tháng 3 - 5.

Phân bố:

Loài của Mianma, Nam Trung Quốc (Vân Nam), Thái Lan, Lào và Viêt Nam. Ở nước ta, có gặp từ Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An tới Lâm Đồng, núi Chứa Chan - Đồng Nai, núi Dinh - Bà Rịa, Vũng Tàu, núi Bà Đen - Tây Ninh.

Công dụng:

Cây có hoa đẹp. Có thể trồng làm cảnh. Ở Lào, hoa được dùng nấu canh ăn. Ở Trung Quốc, vỏ thân được dùng làm thuốc trị sốt rét, ỉa chảy; còn vỏ rễ trị sản hậu suy nhược, máu xấu chảy ra không dứt.

 

Tài liệu dẫn: Cây cỏ có ích ở Việt Nam - Võ văn Chi - Trần Hợp - trang 628.

 

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Rọc rạch lửa

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này