Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Rắn cạp nia bắc
Tên Latin: Bungarus multicinctus
Họ: Rắn hổ Elapidae
Bộ: Có vảy Squamata 
Lớp (nhóm): Bò sát  
       
 Hình: Nguyễn Thiên Tạo  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    ẾCH CÂY ORLOVI

RẮN CẠP NIA BẮC

Bungarus multicinctus Blyth, 1861

Bungarus semifasciatus Gunther, 1858
 Bungarus caeruleus Stoliczka, 1870
Họ: Rắn hổ Elapidae

Bộ: Có vảy Squamata 

Đặc điểm nhận dạng:

Loài rắn độc có kích thước nhỏ. Vảy môi trên 7 (công thức 2 - 2 - 3). Vảy môi dưới 7. Không có vảy má. Vảy trước mắt 1. Vảy sau mắt 2. Vảy lưng trơn láng, nở rộng hình sáu cạnh, có 15 hàng vảy. Vảy bụng 207 - 214 ở con đực, 206 - 227 ở con cái. Vảy huyệt nguyên. Vảy dưới đuôi 45 - 52 cặp ở con đực, 43 - 65 cặp ở con cái. Đầu hình bầu dục, hơi phân biệt với cổ. Mõm tròn tù. Mắt hơi nhỏ. Trước hàm trên có 1 răng nanh, 3 răng nhỏ. Chiều dài thân 1064 mm ở con đực và 923 ở con cái. Dài đuôi 133mm ở con đực và 124 mm ở con cái. Mặt lưng màu đen có nhiều khoang trắng ngang thân. Mỗi khoang trắng có độ rộng khoảng 1 - 2 vảy. Ở phần thân có 36 - 46 khoang trắng. Mặt bụng màu trắng không có đốm hoa văn.

Những đặc điểm khác biệt về hình thái giữa 3 loài rắn cạp nia Bungarus sp. như sau:

Các loài rắn cạp nia Bungarus sp. có đặc điểm màu sắc và hình thái khá giống nhau nên việc phân biệt tương đối khó. Hơn nữa đây là các loài rắn có nọc độc thần kinh, rất nguy hiểm, khi bị cắn nạn nhân rất đễ bị tử vong nếu không kịp thời cứu chữa, nên việc thu mẫu và so sánh cũng rất nguy hiểm. Ba loài này được phân biệt khác nhau dựa trên các vảy đầu, vảy sống lưng hình lục giác rất to, với bề rộng khoảng trắng. Một đặc điểm khác để phân biệt giữa ba loài là dựa trên khu vực phân bố để. Tuy nhiên vảy đầu và đuôi cũng không có quá khác biệt nhiều.

1. Thân đen, với các khoang màu trắng, đầu có chữ V ngược trắng nhạt - Rắn cạp nia sông hồng Bungarus slowinskii. Nếu phần vảy đầu không có chữ V - Rắn cạp nia nam Bungarus candidus.

2. Số vòng trắng trên thân ít hơn 25 (khoảng màu trắng bằng hoặc nhỏ hơn so với khoảng đen, khoảng từ 3 - 5 cái vảy trắng) - Rắn cạp nia nam Bungarus candidus. Đặc trưng loài này là thân có từ 14 - 25 vòng trắng (xen lẫn vòng đen). Hầu hết là 19 - 25. Tuy nhiên các công bố mới đây ở VQG Núi Chúa, Ninh Thuận loài này chỉ 14 và 15 vòng trắng Nếu số vòng trắng trên thân nhiều hơn - Rắn cạp nia bắc Bungarus multicinctus.

3. Nếu số vòng trắng ở thân nhiều hơn 25 vòng, đôi khi số vòng trắng từ 36 - 40 cái, khoảng trắng hẹp hơn khoảng đen rất nhiều, chỉ cỡ 1.5 - 2 vảy và không có chữ V trên đầu - Rắn cạp nia bắc Bungarus multicinctus.

Sinh học, sinh thái:

Sống ở độ cao thấp ở hầu khắp các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc và các bụi rậm ở các khu vực đồng bằng phía Bắc Việt Nam cho đến Nghệ An. Kiếm ăn đêm ở các khe suối gần nương rẫy và rừng phục hồi. Thức ăn là những loài bò sát, lưỡng cư sống trong khu vực phân bố. Ban ngày ngủ trong các hang, hốc ở các bờ đất. Loài rắn độc, nọc độc thần kinh và rất nguy hiểm cho con người, nhất là trẻ nhỏ.

Phân bố:

Trong nước: Hầu khắp các tỉnh phía Bắc Việt Nam Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang đến Thanh Hóa, Nghệ An.

Nước ngoài: Đài Loan, Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông, Hải Nam), Myanmar, Lào, Thái Lan.

 

Mô tả loài: Nguyễn Quảng Trường, Phạm Thế Cường, Phùng Mỹ Trung - WebAdmin.

 

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Rắn cạp nia bắc

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này