Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Nhông cát ngô văn trí
Tên Latin: Leiolepis ngovantri
Họ: Nhông Agamidae
Bộ: Có vảy Squamata 
Lớp (nhóm): Bò sát  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    NHONG CAT NGO VAN TRI

NHÔNG CÁT NGÔ VĂN TRÍ

Leiolepis ngovantri Lee Grismer & Lesse Grismer, 2010

Họ: Nhông Agamidae

Bộ: Có vảy Squamata  

Đặc điểm nhận dạng:

Loài nhông cát có kích cỡ tương đối nhỏ, chiều dài đuôi 18 - 22cm, chiều dài thân 10,5 - 12cm. Da có chín hàng vảy nổi gờ nở rộng ngang hai chi trên và 37 – 40 vảy, có một vảy phụ bám ở bên dưới ngón chân thứ tư. Màu sắc trên cơ thể là những hoa văn màu nâu đất. Bụng màu trắng, mặt lưng là những đốm nâu trắng nhạt hình mắt lưới, nhỏ dần về phía đuôi cùng với các sọc vàng bên cạnh thân. Một sọc màu trắng nằm ngay sau mắt, lỗ mũi nằm gần mặt hơn lỗ tai.

Sinh học, sinh thái:

Sống hầu hết ở khu vực ven biển, các khu rừng nửa rụng lá, rừng phi lạo mọc ở các đụn cát và những loài cây bụi nhỏ. Làm tổ bằng cách đáo hang trong các đụn cát. Thường hoạt động kiếm ăn ngày, nhiều nhất trong suốt thời gian vào buổi sáng sớm, chiều tối và tránh nắng trong hang khi nắng nhiệt độ khu vực lên cao. Thức ăn là các loài côn trùng sống trong khu vực.Màu sắc của chúng khá giống với nền rừng trong khu vực nhằm ngụy trang và để chúng hòa mình với màu của nền rừng vào mùa khô và giúp chúng lẩn tránh kẻ thù tốt hơn. Đây là một trong những loài thích nghi tốt với rừng khô nhiều cây họ Dầu trên nền đất cát ven biển, hay rừng tràm trên vùng đất nhiễm phèn.

Loài này có thể  là kết quả lai giống giữa 2 loài nhông cát cận chủng. Đây là một hiện tượng có thể xảy ra trong vùng chuyển tiếp giữa hai hệ sinh thái. Điển hình là nơi sinh sống của loài nhông cát mới này là khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, nằm giữa vùng đồng đất cây bụi và các cồn cát ven biển. Căn cứ vào đó Grismer cho rằng hai loài thích ứng từ hai hệ sinh thái "sẽ giao phối chép và sinh sản tạo ra một dạng lai ghép và các “trinh nữ” này sinh sản theo phương thức đơn tính, nghĩa là có thể tự rụng trứng và tự phát triển thành dòng vô tính để cho ra đời những cá thể con non, không cần đến con đực.

Phân bố:

Loài mới phát hiện ở Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và là loài được vinh danh nhà nghiên cứu bò sát - Ngô Văn Trí thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

 

Mô tả loài: Phùng Mỹ Trung - WebAdmin.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Nhông cát ngô văn trí

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này