Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Dơi mũi bé
Tên Latin: Hipposideros cineraceus
Họ: Dơi mũi Hipposidedae
Bộ: Dơi Chiroptera 
Lớp (nhóm): Thú  
       
 Hình: Nguyễn Trường Sơn  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    DƠI MŨI BÉ

DƠI MŨI BÉ

Hipposideros cineraceus Blyth, 1853

Họ: Dơi mũi Hipposidedae

Bộ: Dơi Chiroptera

Đặc điểm nhận dạng:

Dơi có kích thước nhỏ, dài cẳng tay 36 - 40,5mm, dài đuôi 24 - 30mm, dài tai 18,5 - 21mm, trọng lượng 4 - 5,5mm, hộp sọ: dài 13,2 - 13,9mm. Phần thân trên màu nâu vàng sang nâu xám nhạt; phần thân dưới màu trắng vàng sang nâu nhạt, lỗ tai to và tròn. Lá mũi đơn giản, không có các cánh bên; vách ngăn trong mũi phình ra ở đoạn giữa.

Sinh học, sinh thái:

Sống trong các hang động thành từng đàn số lượng lên tới hàng trăm con, đôi khi sống chung với loài dơi mũi xinh.

Phân bố:

Pakistan, phía Bắc Ấn Độ, Mianma, Thái Lan, Việt Nam, bán đảo Mã Lai và ở Borneo loài này chỉ được ghi nhận từ Sabah trong các hang động ở vịnh Marudu, Madai, Baturong, Segarong và phía trên sông Kuamut,

Giá trị:

Loài hiếm gặp, có giá trị nghiên cứu khoa học, thẩm mỹ và tiêu diệt các loài côn trùng gây hại trong thiên nhiên.

 

Tài liệu dẫn: A field guide to the mammals of Borneo - Trang 194, Danh lục thú Việt Nam.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Dơi mũi bé

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này