Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Nhông mào
Tên Latin: Acanthosaura coronata
Họ: Nhông Agamidae
Bộ: Có vảy Squamata 
Lớp (nhóm): Bò sát  
       
 Hình: Nguyễn Thiên Tạo  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    ẾCH CÂY ORLOVI

NHÔNG MÀO

Acanthosaura coronata Günther, 1861

Goniocephalus lepidogaster, Smith 1935

Họ: Nhông Agamidae  

Bộ: Có vảy Squamata 

Đặc điểm nhận dạng:

Loài bò sát có kích thước nhỏ, chiều dài từ mút mõm đến lỗ huyệt 90 mm, tổng chiều dài 125.9 mm. Phần trước của đầu lõm. Vảy ở phần trên đầu không đồng nhất, gờ mào tù, nhỏ hơn nhiều so với phần sau. Vảy góc mắt và vảy viền chân mày rõ rệt. Sau mắt có một gai dài và một gai khác nữa trên phần phía sau đầu ngay giữa đường nối màng nhĩ và mào gáy. Màng nhĩ bằng 1/3 đến 1/2 đường kính ổ mắt. Có 10-13 vảy môi trên. Vảy lưng nhỏ, kết mào,trộn lẫn với vảy cứng và to hơn. Những vảy trên hàng trên to hơn, nhọn lên, vảy mặt bên nhọn hướng ra sau và hướng lên, đôi lúc hướng xuống. Vảy bụng to bằng vảy lớn nhất của lưng, kết mào cứng. Túi kêu tiêu biến. Vảy cổ họng kết mào cứng, nhỏ hơn vảy bụng. Nếp xéo cứng xuất hiện ở trước vai. Mào gáy có gai hình tam giác. Vảy mào lưng nối tiếp với vảy mào gáy, rút lại như một ụ lồi lên, bao gồm cả những vảy rộng. Chân sau kéo dài đến chóp mõm. Đuôi thu lại, đáy hình tam giác nhỏ, được phủ bởi một lớp vảy mào cứng ở trên và vảy thon dài, kết mào cứng ở dưới.

Màu sắc khi còn sống: Trong miệng màu xanh, mặt lưng của đầu và thân có màu xám sẫm. Lưng và đáy đuôi có bốn vết sáng, viền đen hướng ra sau. Đầu có màu xanh lá cây sáng hoặc vàng. Một đường kẻ sọc tối màu xuất hiện giữa các mắt. Một bài đường kẻ tối màu toả ra từ mắt. Bụng màu kem.

Sinh học, sinh thái:

Thức ăn là những loài côn trùng (cánh cứng, châu chấu, gián rừng, kiến, sâu non) sống trong khu vực phân bố. Ngoài ra chúng còn ăn cả giun, nhện ốc. Đẻ trứng vào thời gian từ tháng 4 - 6 hàng năm ở Vườn quốc gia Cát Tiên, đẻ khoảng 10 - 20 trứng, đẻ trứng dưới đất và vùi lấp bằng đất, thảm mục thực vật. Giới tính của con non phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Loài khá phổ biến ở những khu vực còn rừng tự nhiên. Chúng sống trên các cây trong rừng, sa van hoặc nương bãi. Từ tháng 3, 4 - 10, 11,hoạt động nhiều về ban ngày. Về mùa đông (ở miền Bắc Việt Nam) chúng trú rét trong các khe và hốc cây.

Phân bố:

Việt Nam: Hầu khắp các tỉnh có rừng  ở miền Đông Nam bộ và Lâm Đồng. Loài này sống ở độ cao từ 100 m đến 800m ở Việt Nam.
Thế giới: Lào, Cambodia.

Tình trạng:

Hiện nay số lượng Nhông mào giảm sút do rừng bị tàn phát mất đi sinh cảnh sống.  của chúng trong tự nhiên. Cần có những biện pháp khoanh vùng bảo vệ nơi loài này phân bố. Cấm săn bắt, cần tổ chức nuôi nhốt để bảo vệ nguồn gen.

 

Mô tả loài: Phùng Mỹ Trung - WebAdmin.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Nhông mào

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này