Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Dơi bao đuôi đen
Tên Latin: Taphozous theobadi
Họ: Dơi bao Emballonuridae
Bộ: Dơi Chiroptera 
Lớp (nhóm): Thú  
       
 Hình: Nguyễn Trường Sơn  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    DƠI BAO ĐUÔI ĐEN

DƠI BAO ĐUÔI ĐEN

Taphozous theobadi Dobson,1872

Họ: Dơi bao Emballonuridae

Bộ: Dơi Chiroptera

Đặc điểm nhận dạng:

Dơi cỡ vừa, dài thân 88 - 95mm, dài đuôi 25 - 30mm, bình thường con đực có bao đuôi phát triển, dài cánh tay 70 - 75mm, dài tai 22 - 28mm, dài bàn chân 15 - 18mm, dài sọ 23,5 - 24mm, nền gốc sọ không hẹp, lõm, phía trước có góc cạnh. Không râu, thùy trước mắt phía dưới phát triển tốt. Cung gò má rộng 14 - 15mm, bờ trên phía trước của gò má dẹt, ổ mắt sau cung gò má không gầy mỏng, ổ má sau lưng thiếu nhô ra, dài hàm 10 - 10,5mm.

Sinh học, sinh thái:

Loài này thường đậu hay ngủ trong hang và kiếm ăn ở ven rừng, sống bầy đàn, đôi khi có đàn lên đến hàng nghìn cá thể, loài hiếm ở Việt Nam

Phân bố:

Việt Nam: loài này phân bố ở Hoà Bình (Chợ Bờ), Quảng Nam - Đà Nẵng.

Thế giới: Mianma, Malaysia, Đông Dương, Indonesia (Java).

Giá trị:

Loài hiếm, có giá trị nghiên cứu khoa học và tiêu diệt các loài côn trùng gây hại trong thiên nhiên.

 

Tài liệu dẫn: Dơi Việt Nam - Phạm Mạnh Hồng - trang 55.
 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Dơi bao đuôi đen

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này