Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Liu điu chỉ
Tên Latin: Takydromus sexlineatus
Họ: Thằn lằn Lacertidae
Bộ: Có vảy Squamata 
Lớp (nhóm): Bò sát  
       
 Hình: Khương hữu Thắng  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    LIU ĐIU CHỈ

LIU ĐIU CHỈ

Takydromus sexlineatus Daudin, 1802

Takydromus meridionalis Tirant, 1885

Họ: Thằn lằn Lacertidae

Bộ: Có vảy Squamata

Đặc điểm nhận dạng:

Loài thằn lằn cỡ nhỏ, dài đuôi dài gấp sáu lần chiều dài thân. Dài thân 30 - 60mm, dài đuôi 160 - 180mm. Mõm nhọn, tấm mõm rộng. Hai tấm trán ở đỉnh tiếp xúc với nhau, rộng và ngắn hơn tấm trước trán. Tấm đỉnh lớn, cách nhau rõ bởi tấm gian đỉnh và tấm chẩm bé hơn. Có 2 - 3 tấm thái dương chạm tấm đỉnh.Các vảy vùng thái dương nổi gờ rất rõ. Có 3 cặp tấm sau cằm.

Thân có 6 hàng vảy dọc, rộng, nổi gờ rõ, 4 hàng vảy ở giữa tiếp tục kéo dài đến đuôi. Vảy bên thân bé, có 12 hàng vảy rộng ở bụng, các vảy này cũng nổi gờ rõ. Từ nếp gấp vai đến bẹn có 26 vảy. Tấm hậu môn lớn và có 2 vảy dài, bé hơn nằm ở hai bên.Ở con đực và con cái đều có 1 lỗ đùi ở mỗi bên. Mép trên có từ 6  -8 tấm vảy và 5 - 8 tấm ở mép dưới mỗi bên.

Thân màu xanh xám đến nâu xám, phần đầu có màu thẫm hơn. Cằm và cổ họng có màu trắng đục đến hơi vàng. Mặt trên của các chi và phần sau của gốc đuôi màu xám nhạt. Ở các cá thể đực có một dải hẹp màu trắng xám chạy từ góc sau tấm đỉnh đến giữa thân và mờ dần về phía đuôi. Từ vai đến bẹn là các đốm trắng xám nhỏ hình bầu dục xếp thành hàng dọc

Sinh học, sinh thái:

Đây là loài bò sát của các khu vực có nhiều cỏ. Ngụy trang hình dạng của nó rất tài tình, vẻ ngoài và hoa văn lẫn màu sắc của nó hợp với màu cỏ khô, Đuôi dài giúp nó khỏi ngã khi leo trèo chậm hoặc di chuyển nhanh qua các chỗ cỏ cao, rậm, nối lìền nhau hoặc nơi cỏ đan vào nhau rời rạc và các nhánh tre nhỏ. Nó linh hoạt khi trời nắng nhiều và sống ở nơi có độ cao tới 1.500m,

Con cái đẻ 2 hoặc 3 trứng trên đất, đặt trứng ở gốc của những khóm cỏ hoặc các loài thực vật khác.Thức ăn chính của chúng được biết đến là các loài côn trùng đất.

Phân bố:

Việt Nam: Vĩnh Phú (Đại Đỉnh, Khả Cửu, Mỹ Lương, Tam Đảo, Xuân Sơn), Hoà Bình (An Lạc, Thượng Tiến, Tu Lý), Hà Bắc, Ninh Bình (Cúc Phương), Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Sông Bé, Đồng Nai (Cát Tiên, Biên Hoà)

Thế giới: phân bố khắp Đông nam châu Á và xa hơn, từ Assam tới Hồng Kông, Ấn Độ, Đài Loan, Trung Quốc, sang đảo Sumatra, Java và Borneo.

Mô tả loài: Hoàng Ngọc Thảo, Nguyễn Quảng Trường - Phùng Mỹ Trung - WebAdmin.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Liu điu chỉ

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này