Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Sả mỏ rộng
Tên Latin: Pelargopsis capensis burmanica
Họ: Bói cá Alcedinidae
Bộ: Sả Coraciiformes 
Lớp (nhóm): Chim  
       
 Hình: Karen Phillipps  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    New Page 1

SẢ MỎ RỘNG

Pelargopsis capensis burmanica Sharp, 1870

Họ: Bói cá Alcedinidae

Bộ: Sả Coraciiformes

Mô tả:

Chim trưởng thành đầu xám nâu nhạt, mặt lưng xanh xỉn, nhưng giữa lưng, hông và trên đuôi xanh da trời. Hai bên cổ, mặt bụng vàng hơi hung. Mắt nâu. Mỏ đỏ (mút mỏ hơi đen). Chân đỏ. Chim non có vằn ở ngực.

Sinh học:

Thời kỳ sinh sản bắt đầu từ tháng 3 hoặc 2. Làm tổ ở bờ suối hay hốc cây.

Nơi sống và sinh thái:

Sống định cư ở rừng dọc theo bờ sông, suối, có thể lên tới độ cao 1200m. Ngoài ra còn gặp ở đồng bằng, gần ao hồ, cửa sông ven biển và rừng ngập nước.

Phân bố:

Việt Nam: Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, Gia Lai, Kom Tum, Đồng Nai và Tây Ninh.

Thế giới: Mianma, đảo Andaman và Đông Dương.

Tình trạng:

Chỉ gặp phổ biến ở ít nơi như vườn quốc gia Nam Bãi Cát Tiên. Mức độ đe dọa: bậc T.

Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Như đối với loài bói cá lớn. Bảo vệ và sử dụng hợp lý các cảnh quan gần mực nước. Chống làm gây ô nhiễm các thủy vực tự nhiên.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 159.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Sả mỏ rộng

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này