Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Bói cá lớn
Tên Latin: Ceryle lugubris guttulata
Họ: Bói cá Alcedinidae
Bộ: Sả Coraciiformes 
Lớp (nhóm): Chim  
       
 Hình: Karen Phillipps  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    BÓI CÁ LỚN

BÓI CÁ LỚN

Magaceryle lugubris Temminek, 1834

Ceryle gutulata Stẹjneger, 1892.

Họ: Bói cá Alcedinidae

Bộ: Sả Coraciiformes

Đăc điểm nhận dạng:

Là loài có kích thước lớn nhất trong họ Bói cá. Con đực trưởng thành trước mắt, dưới mắt và mào lông ở gáy đen có điểm hình bầu dục trắng. Má, trên cổ và hai bên cổ trắng tạo thành một nửa vòng cổ rộng gần kín ở gáy. Phần còn lại lưng và đuôi nhìn chung có màu đen và trắng xen lẫn nhau tạo thành vằn ngang. Hai vạch đen bắt đầu từ cằm kéo dài xuống dưới và nối với các vệt ở ngực. Nách trắng có vạch đen. Mặt bụng và dưới đuôi trắng. ở giữa ngực có một dải đen rộng lẫn các vệt nâu chia cằm và ngực trên thành hai phần. Chim cái giống tương tự chim đực nhưng dưới cánh và nách phớt nâu hung.

Mỏ nâu nhạt, chóp mỏ đen nhạt. Mắt nâu thẫm. Chân xám lục nhạt hay vàng lục nhạt.

Sinh học, sinh thái:

Bói cá lớn đào hang làm tổ nơi vắng vẻ ở các ta luy bên bờ sông, suối. Tổ có đường kính 9 - 11cm làm ở độ cao 3 - 5 hoặc 7m. Miền Bắc Việt Nam gặp tổ có trứng vào tháng 3 - 4. Mỗi lứa đẻ 3 - 4 trứng, vỏ trứng mầu trắng, hình bầu dục tròn. Chim non rời tổ vào tháng 5 và 6. Thức ăn chính là cá nhỏ và vừa.

Bói cá lớn sống đơn độc, vào mùa sinh sản sống thành đôi, gặp ở những chỗ gần sông, suối có nhiều cây um tùm ở các miền trung du, miền núi xa nơi dân sinh sống. Chúng rất nhút nhát, khi rình mồi chim rất cảnh giác thường đậu chỗ quang dễ quan sát rộng, chỉ cần hơi động tĩnh hay hơi nghi ngờ là đã nhanh chóng cất cánh bay lẩn tránh đi xa nơi đậu.

Phân bố:

Trong nước: Vùng Đông Bắc, Tây Bắc đến Nam Trung Bộ.

Thế giới: Ấn Độ, Pakistan, Mianma, Thái Lan, Bắc Đông Dương và Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản

Giá trị:

Loài quý hiếm, có giá trị khoa học. Bộ lông nhiều màu sắc và hình dáng đẹp, làm cảnh hấp dẫn.

Tình trạng:

Số lượng còn lại không nhiều. Hiện nay rất ít gặp, hiếm dần do nơi sinh sống bị phá huỷ, môi trường nước bị ô nhiễm.

Phân hạng: VU A1a,c C2a.

Biện pháp bảo vệ:

Đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (1992-2000). Cần bảo vệ tốt những cánh rừng quanh và dọc các sông, suối nơi cư trú của Bói cá lớn, Nghiêm cấm mọi tác động làm ô nhiễm môi trường ở các thuỷ vực tự nhiên nơi chúng hay kiếm ăn.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 283.
 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Bói cá lớn

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này