Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Trèo cây lưng đen
Tên Latin: Sitta formosa
Họ: Trèo cây Sittidae
Bộ: Sẻ Passeriformes 
Lớp (nhóm): Chim  
       
 Hình: Karen Phillipps  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    TRÈO CÂY LƯNG ĐEN

TRÈO CÂY LƯNG ĐEN

Sitta formosa Blyth, 1843

Họ: Trèo cây Sittidae

Bộ: Sẻ Passeriformes

Đặc điểm nhận dạng:

Đặc điểm khác với các loài chim trèo cây khác là toàn bộ lông phía dưới cơ thể có màu hung nâu, nhạt hơn ở họng, phía trên cơ thể nhìn chung có màu đen, đỉnh đầu và gáy có sọc trắng mảnh, mút lông bao cánh tạo thành 2 vành màu trắng (xem hình vẽ).

Sinh học, sinh thái:

Sống định cư trong rừng già thường xanh hay bán thường xanh cây lá rộng. Thường gặp kiếm ăn ở tầng giữa hay trên tán cây to, xung quanh cành, những chỗ có rêu, địa y và lan. Trong mùa sinh sản gặp ở độ cao 1.500 - 2.400m, vào thời gian khác có thể gặp chim ở những chỗ thấp hơn, nhưng không dưới 600m, mặc dầu có lúc người ta đã gặp trên độ cao 300m ở vùng phía đông dãy HiMalayxia. Tại vùng Trung Lào, gặp chúng ở rừng thông pơ mu . Kiếm ăn trong đàn hỗn hợp với một số loài chim nhỏ khác (79) và Chèo bẻo cờ đuôi bằng. Làm tổ trong tháng 4 - 5 (ở Ấn Độ), đẻ 4 - 6 trứng, màu trắng có vệt đỏ tối kích thước trứng: 20.8 x 15.3mm (79).

Phân bố:

Trong nước: Vùng Tây Bắc: Lào Cai, Lai Châu, và Hà Giang

Thế giới: Vùng núi Himalaya: Mianma, Tây Bắc Thái Lan, Bắc Lào.

Giá trị:

Loài hiếm, vùng phân bố hẹp, là nguồn gen quý cần được bảo vệ.

Tình trạng:

Loài hiếm, số lượng ít, đang bị đe doạ ở Việt Nam, khu vực và trên thế giới. Trong những năm gần đây đã tìm thấy 3 - 5 tiểu quần thể tại một số nơi khác nhau ở vùng núi Hoàng Liên Sơn thuộc địa phận của Lào Cai, Lai Châu , và vùng núi Du Già, Tây Côn Lĩnh (Hà Giang) (Vogel et al. 2000). Nguyên nhân đe doạ chủ yếu là do các vùng rừng nơi cư trú thích hợp bị huỷ hoại, thu hẹp, và bị chia cắt mạnh. Sự phục hồi của rừng tại các vùng núi cao tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Sơn, Văn Bàn ở Lao Cai là cơ sở bảo đảm cho Trèo cây lưng đen được bảo vệ và gia tăng số lượng trong tương lai ở Việt Nam.

Phân hạng: EN B1+2a,d C2a D.

Biện pháp bảo vệ:

Các khu bảo vệ thiên nhiên đã được xây dựng và đề xuất như Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn (Sa Pa, Lào Cai), Hoàng Liên Sơn thuộc Lai Châu và Hoàng Liên Sơn thuộc Văn Bàn (Lào Cai), với tổng diện tích đã xây dựng và đề nghị mở rộng trong tương lai gần 80.000ha và khu Tây Côn Lĩnh ở Hà Giang, tại những nơi đó phần lớn diện tích nằm trên vùng rừng núi cao, là nơi cư trú thích hợp của nhiều loài chim quý ở vùng núi cao phía Bắc nước ta, trong đó có Trèo cây lưng đen. Sách Đỏ Chim  Châu Á (2001), bậc VU (sẽ nguy cấp), Sách Đỏ Việt Nam (1992, 2000), bậc T (bị đe dọa).

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 298.
 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Trèo cây lưng đen

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này