Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Nhông bach
Tên Latin: Calotes bachae
Họ: Nhông Agamidae
Bộ: Có vảy Squamata 
Lớp (nhóm): Bò sát  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    New Page 3

NHÔNG XÁM

Calotes bachae Hartmann et al, 2013

Họ: Nhông Agamidae

Bộ: Có vảy Squamata

Đặc điểm nhận dạng:

Lòai nhông có kích thước trung bình, dài đầu và thân đạt tới 97mm; đuôi rất dài 198mm, gấp hơn 2 lần chiều dài đầu và thân; vảy thân nhỏ, kích cỡ không đều, hơi có gờ, sắp xếp thành các hàng không đồng nhất; có 44-50 hàng vảy quanh thân; có 2 gai nhỏ phía trên màng nhĩ; hàng gai gáy và gai lưng nối liền nhau; có một diềm da chạy từ sau hàm đến gần chi trước; có một mảng màu xanh lam ở trên đầu và gáy tới vai, mờ dần ở phía sau chi trước; có một sọc vàng chạy từ phía dưới ổ mắt qua màng nhĩ về góc sau hàm; phần sau thân màu vàng hay nâu nhạt.

Trước đây, loài nhông mới này thường được định loại nhầm với loài Nhông xám Calotes mystaceus, một loài được các nhà khoa học Pháp mô tả vào năm 1837 với mẫu vật thu ở Mianma. Do loài Nhông xám rất phổ biến và có vùng phân bố rộng từ Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Myanma qua Lào, Cambodia đến Thái Lan. Nên các mẫu vật giống với loài Nhông xám ít được các nhà khoa học chú ý về mặt phân loại học. Tuy nhiên, khi so sánh chi tiết hơn về mặt hình thái và di truyền, các nhà khoa học đã phát hiện ra đây là loài Nhông ở miền Nam Việt Nam khác với loài Nhông xám và đã công bố loài mới 

Sinh học, sinh thái:

Loài bò sát máu lạnh này sống nhiều ở trên cây hơn các loài Calotes khác trong khu vực, săn bắt các côn trùng lớn trên các thân cây gỗ cao, trên mặt đất. Con cái đẻ khoảng 7 trứng sau những cơn mưa to đầu mùa và chôn trứng dưới đất, quá trình ấp trứng hoàn toàn phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, con nhỏ nở ra sau khoảng thời gian hai tháng. Trong mùa giao phối, con đực biết biến đổi màu sắc cơ thể sao cho thật tươi sáng như xanh da trời, xanh lá cây và vàng cam để thu hút bạn tình. Loài mới được phát hiện năm 2013 và được vinh danh bà Bach

Phân bố:

Việt Nam: Gia Lai (Sơklang), Đắc Lắc (Eakao, Krong Pach, Nam Đà), Lâm Đồng (Di Linh), Khánh Hoà (Nha Trang), Ninh Thuận (Nha Hố), Bình Dương (Thủ Dầu Một), Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Long An  cho đến Kiên Giang (Hà Tiên)

Thế giới: Loài này có ở Thái Lan và Cambodia

 

Mô tả loài: Phùng Mỹ Trung, Nguyễn Quảng Trường - WebAdmin.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Nhông bach

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này