Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Nhông capra
Tên Latin: Acanthosaura capra
Họ: Nhông Agamidae
Bộ: Có vảy Squamata 
Lớp (nhóm): Bò sát  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    NHÔNG CAP RA

NHÔNG CAPRA

Acanthosaura capra Günther, 1861

Goniocephalus capra Smith, 1935

Họ: Nhông Agamidae

Bộ: Có vảy Squamata

Đặc điểm nhận dạng:     

Là loài nhông cỡ lớn (dài thân: 94.1 - 137,9mm, dài đuôi: 137,6 - 182,1mm), tuy nhiên đuôi ngắn hơn nhiều so với loài nhông natalia, phía sau trên ổ mắt có một gai lớn, không có gai nằm giữa màng nhĩ và cùng gáy, không có mảng sẫm màu dạng hình thoi ở vùng gáy. Vảy thân đồng đều, lưng và sườn không có những vảy lớn có gờ xen kẽ với vảy nhỏ; chỉ có 1 hàng vảy có gờ mờ ở vùng giữa bụng. Hàng gai giữa lưng phát triển nhưng không nhô cao như ở loài nhông natalia. Con đực thường có màu xanh lá cây, con cái có màu nâu hoặc xám sẫm.

Đầu dài hơn rộng, phủ vảy nhỏ, không đều. Lỗ mũi tròn, cách tấm mõm 1 vảy nhỏ; tấm mõm rộng gần bằng 2 lần cao; tấm cằm dạng gần hình tam giác, dài hơn rộng một chút, tiếp tục bởi 2, 3 cặp tấm hai bên phân biệt rõ với vảy họng. Gờ má và gờ mắt sắc; gai sau ổ mắt dài gần bằng hoặc bằng các gai gáy; gai sau màng nhĩ nhỏ, không quá 3 mm; không có gai cổ, gai gáy và gai lưng không liên tục; gốc các gai có các vảy cứng; gai trên lưng bé, không tiếp tục trên đuôi. Màng nhĩ rất rõ. Túi họng phát triển, bé hơn ở con cái. Có 13 tấm mép trên, 12 tấm mép dưới ở mỗi bên. Có 12 bản mỏng dưới ngón I, 18 bản mỏng dưới ngón III, 20 bản mỏng dưới ngón IV chi trước; 10 - 12 bản mỏng dưới ngón I, 19 bản mỏng dưới ngón III, 28 bản mỏng dưới ngón IV chi sau.

Sinh học, sinh thái:

Sống trong các khu rừng thường xanh còn tốt từ độ cao thấp đến 800m so với mặt biển. Thường xuất hiện vào mùa mưa và gần như rất hiếm gặp vào mùa khô. Thức ăn chủ yếu của loài này là các loài côn trùng sống trong khu vực phân bố. Chúng có khả năng phóng chiếc lưỡi dài ra bắt mồi rất ngoạn mục.

Phân bố:

Ở Việt Nam, loài này hiện ghi nhận phân bố ở các tỉnh Khánh Hoà, Lâm Đồng và Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh.

Thế giới: Cambodia.

 

Mô tả loài: Hoàng ngọc Thảo, Nguyễn quảng Trường, Phùng mỹ Trung.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Nhông capra

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này