Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Thỏ rừng trung hoa
Tên Latin: Lepus sinensis
Họ: Thỏ rừng Leporidae
Bộ: Thỏ rừng Logomorpha 
Lớp (nhóm): Thú  
       
 Hình: Internet  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    THỎ RỪNG TRUNG HOA

THỎ RỪNG TRUNG HOA

Lepus sinensis Gray, 1832

Lepus formosus Thomas, 1908

Lepus laskerewwi Khomenko, 1916

Lepus sadiya Kloss, 1918.

Họ: Thỏ rừng Leporidae

Bộ: Thỏ Lagomorpha

Đặc điểm nhận dạng:

Cỡ trung bình.Toàn thân phủ lông đen dài mịn lẫn với lông có khoang màu vàng đất ở gần mút. Mặt lưng màu vàng đất điểm đen nhạt. Bên thân nhạt hơn do thiếu các lông đen. Bên đầu, nhất là vùng má màu nâu thẫm. Phần gáy kéo lên phía sau hai tai và vùng mắt màu vàng hung nhạt. Mặt ngoài chi trước vàng đất như bên thân. Mặt ngoài chi sau màu thẫm như mông. Từ cằm tới ngực trắng nhạt hơi phớt vàng đất. Mặt bụng và mặt trong chi sau màu trắng hơi ngả màu nâu đất. Tai khá phát triển, phía trên mặt sau của hai vành tai lông mịn ngắn màu đen. Đuôi ngắn, có lông dài mịn, trên đuôi màu giống lưng, mặt dưới nhạt màu hơn. Thỏ đực lớn hơn thỏ cái.

Sinh học. sinh thái:

Sinh sống ở những sinh cảnh giáp ranh giữa đồng ruộng và đồi cỏ, sa van cây bụi. Thỏ xây tổ đơn giản bằng cỏ, lá khô với các cành cây nhỏ dưới bụi cây rậm. Thức ăn là cỏ, lá cây, rau muống, dây khoai lang... Thỏ sinh đẻ nhiều lứa trong năm vào các tháng mùa xuân và mùa thu, khoảng 2 tháng đẻ một lứa. Mỗi lứa đẻ 2 - 4 con.

Phân bố:

Trong nước: Trước năm 1990, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Hiện nay chỉ còn gặp ở Lạng Sơn.

Thế giới: Tây Nam Trung Quốc

Giá trị:

Loài thú hiếm, phân bố hẹp, có giá trị khoa học. Thịt thỏ ngon trước đây thường được khai thác làm thực phẩm. Da lông mịn, đẹp có thể dùng trong kỹ nghệ da lông.

Tình trạng:

Trước năm 1975, phân bố ở tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Ngày nay thỏ được ghi nhận phân bố ở nhiều huyện tỉnh Lạng Sơn với độ phong phú khác nhau. Nơi cư trú bị chia cắt và suy giảm. Số lượng quần thể suy giảm ít nhất 50% trong những năm gần đây do bị săn bắt và nơi cư trú bị xâm hại và chất lượng suy giảm. Mức độ khai thác từ 1000 cá thể vào những năm 90, nay còn 400 - 500 con. Khu phân bố hẹp và suy giảm liên tục. Diện tích nơi cư trú giảm từ 20.000km2 xuống < 500 km2.

Phân hạng: EN A1c,d B2a,b,c+3a,b,c,d

Biện pháp bảo vệ:

Đã được ghi trong Sách đỏ Việt Nam. Tìm kiếm phát hiện nơi còn thỏ rừng Trung Hoa ở Cao Bằng, Quảng Ninh. Nghiên cứu đề xuất khoanh vùng bảo vệ. Cấm tuyệt đối săn bắt thỏ rừng.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Thỏ rừng trung hoa

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này