Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Chuột nhắt cây
Tên Latin: Vandeleuria oleracea
Họ: Chuột Muridae
Bộ: Gặm nhấm Rodentia 
Lớp (nhóm): Thú  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    CHUỘT NHẮT CâY

CHUỘT NHẮT CâY

Vandeleuria oleracea Bennett, 1832

Mus oleracea Bennett, 1832

Vandeleuria wroughtoni Ryley, 1914

Vandeleuria dumenticola subsp. scandens Osgood, 1932

Họ: Chuột Muridae

Bộ: Gặm nhấm Rodentia

Đặc điểm nhận dạng:

Chuột bé, chiều dài thân chưa đến 100 mm. Tai, mũi, vòng mắt màu nhạt. Lưng màu nâu da cam. Bụng màu trắng hoặc phớt vàng đất. Ngón chân cái đối diện với các ngón khác và có móng phẳng rõ ràng. Đuôi dài có tới 150% dài thân, màu nâu có thể cuộn lấy cành cây.

Sinh học, sinh thái:

Chuột sống trên cây rừng nhiệt đới rừng châu Á. Nơi làm tổ thay đổi theo điều kiện địa phương. Tổ bằng lá tre khô. Trên các cành cây cao 1, 5 - 2 m, có khi làm tổ trong các bụi cỏ, hốc cây to hoặc dùng tổ cũ của các động vật khác. Tổ dạng hình cầu. Trong tổ có thể chỉ có một con hoặc nhiều con chung sống. Chuột hoạt động ban đêm, leo trèo giỏi. Khi di chuyển chuột dùng đuôi làm cơ quan thăng bằng. Thức ăn của chúng là  hạt, cỏ, ngũ cốc nhỏ, quả rừng. Đẻ 3 - 6 con, thường 4 con.

Phân bố:

Trong nước: Lai châu (Mường Buôn), Lào Cai (Sapa), Sơn La (Mộc Châu), Lâm Đồng (Langbian), Đồng Nai (Vườn quốc gia Cát Tiên).

Nước ngoài: Srilanca, Nepal, Ấn Độ, Mianma, nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào.

Giá trị:

Có ý nghĩa khoa học loài đặc hữu của rừng nhiệt đới châu Á, loài hiếm ở Việt Nam, số lượng không nhiều, phân bố hẹp, rừng bị phá nhiều không có nơi sinh sống, làm tổ. Mức độ đe dọa: bậc R.

Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Tiếp tục điều tra vùng phân bố để xác định khu bảo tồn thiên nhiên có vùng sống của loài.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2010 - phần động vật - trang 104.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Chuột nhắt cây

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này