Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Tê giác hai sừng
Tên Latin: Dicerorhinus sumatrensis
Họ: Tê giác Rhinocerotidae
Bộ: Ngón lẻ Perissodactyla 
Lớp (nhóm): Thú  
       
 Hình: Alain Compost  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    TÊ GIÁC HAI SỪNG

TÊ GIÁC HAI SỪNG

Dicerorhinus sumatrensis (Fischer, 1819)

Rhinoceros sumatrensis Fischer, 1819

Rhinoceros lasiotis Buckland, 1872

Didermoceros sumatrensis Brooker, 1828.

Họ: Tê giác Rhinocerotidae

Bộ: Ngón lẻ Perissodactyla

Đặc điểm nhận dạng:

Thân cỡ lớn, có thể dài tới 2,6m. Hình giống Tê giác một sừng, trọng lượng: 900 - 1000kg. Ngay trên mũi có hai sừng xếp theo hàng dọc. Da rất dầy có hai nếp gấp ở trước và sau lưng làm cho da không bị gấp nhiều như áo giáp. Bàn chân to ngắn, có 3 ngón với móng guốc hình bán nguyệt, móng giữa to, hai móng bên nhỏ.

Sinh học, sinh thái:

Thức ăn là, lá, củ, rễ cây rừng. Thời gian mang thai khoảng 16 tháng. Trọng lượng con sơ sinh khoảng 25kg. Nơi sống là những cánh rừng già trong thung lũng ẩm ướt, các sình lầy. Sống đơn lẻ, vùng hoạt động rộng, di chuyển nhanh nhẹn. Trong thiên nhiên hầu như không có kẻ thù tự nhiên.

Phân bố:

Trong nước: Khánh Hoà (Cam Ranh).

Thế giới: Bănglađét, Mianma, Thái Lan, Indonesia (Borneo, Sumatra ).

Giá trị :

Thú quý hiếm có giá trị nghiên cứu khoa học và thẩm mỹ. Có thể nuôi làm cảnh ở công viên, vườn thú

Tình trạng:

Tài liệu trước đây (Groves, 1967; Van Peneen et al., 1969) có nhắc đến Tê giác hai sừng ở Cam Ranh (Khánh Hoà). Đến nay chưa phát hiện được vùng cư trú của chúng. Có lẽ chúng đã bị tuyệt chủng.

Phân hạng: EX.

Biện pháp bảo vệ:

Đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam. Cần tiếp tục điều tra khảo sát tìm kiếm, nếu phát hiện Tê giác hai sừng cần khoanh vùng bảo vệ ngay.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Tê giác hai sừng

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này