Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Dù dì hung
Tên Latin: Ketupa flavipes
Họ: Cú mèo Strigidae
Bộ: Cú Strigiformes 
Lớp (nhóm): Chim  
       
 Hình: Kamol  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    New Page 1

DÙ DÌ HUNG

Ketupa flavipes (Hodgson)

Cultrunguis flavipes Hodgson, 1836

Họ: Cú mèo Strigidae

Bộ: Cú Strigiformes

Chim trưởng thành:

Nhìn chung rất giống loài Ketupa ketupu nhưng mặt lưng nhiều màu hung nâu, vệt ở giữa lông rộng hơn và điểm ở gần mút có màu hung như viền lông. Lông mặt bụng hung thẫm, các vạch thẫm rộng hơn và nhiều hơn. ĐIểm trắng ở họng thường rộng hơn.

Mắt vàng. Mỏ xám đen, đôi khi có mút vàng nhạt. Da gốc mỏ lục xỉn. Chân xám vàng nhạt. Ở khoảng 2/3 mặt trước và mặt bên giò có phủ lông, ở mặt sau chỉ phủ lông khoảng 1/3 phần trên.

Kích thước:

Cánh: 410 - 455; đuôi: 215 - 227; giò: 50 - 67; mỏ: 48 - 50mm.

Phân bố:

Dù dì hung phân bố ở Himalai, Bắc Miến Điện, Thái Lan, Nam Trung Quốc, Lào và Việt Nam.

Việt Nam đã bắt được dù dì hung ở Bắc Cạn, Cao bằng (Bảo Lạc, Trùng Khánh), Lai châu và ở Nam bộ.

 

Tài liệu dẫn: Chim Việt Nam hình thái và phân loại - Võ Qúi - tập 1 trang 490.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Dù dì hung

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này