Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Vịt mồng
Tên Latin: Sarkidiornis melanotos
Họ: Vịt Anatidae
Bộ: Ngỗng Anseriformes 
Lớp (nhóm): Chim  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    VỊT MỒNG

VỊT MỒNG

Sarkidiornis melanotos (Pennant, 1769)

Anser melanotos (Pennant, 1769)

Họ: Vịt Anatidae

Bộ: Ngỗng Anseriformes

Đặc điểm nhận dạng:

Thân cỡ trung bình. Ngoài thời gian sinh sản bộ lông ở đầu và cổ có đốm đen, phần còn lại phía dưới thân có màu trắng nhạt, hông có màu xám. Mỏ có mào da và tối màu. Cánh đen nhạt tương phản với màu xám ở mặt bụng. Con cái và con non không có mào ở mỏ. Chim non có màu nâu nhạt ở thân và cánh tối màu.

Sinh học, sinh thái:

Cư trú trong các vùng sình lầy và hồ nước ngọt, gặp ở các vùng địa hình thấp. Thường đi lẻ, đôi hay đàn nhỏ (trung bình trên dưới 10 cá thể), có thể kết đàn với một vài loài vịt hoang dã khác. Loài chim di cư đi trú đông ở Nam bộ, có thể bay qua khu vực Đông Bắc nước ta. Mùa sinh sản tháng 6 - 9 hàng năm, làm tổ trong các hốc đất ở dọc bờ nước, nơi có cây cỏ che phủ xung quanh, ít khi gặp sử dụng tổ cũ của loài khác. Đẻ 7 - 15 trứng, có màu kem nhạt, kích thước trứng: 61,8 x 43,3 mm (79).

Phân bố:

Trong nước: Nam bộ: Sóc Trăng (trước đây), Đồng Tháp, An Giang.

Thế giới: Châu Phi, Ấn Độ, Trung Quốc, Mianma , Thái Lan, Cămpchia, Lào.

Giá trị:

Có hình dáng mầu sắc đẹp, có giá trị du lịch.

Tình trạng:

Trong công ước quốc tế CMS, Vịt mồng có trong Phụ lục II. Đây là một trong các loài vịt trú đông ở nước ta, số lượng ít, khó gặp, cần được quan tâm bảo vệ. Năm 1994 - 1995 và 1999 đã gặp một số đàn nhỏ có từ 7 - 15 con ở Vườn quốc gia Tràm Chim, Đồng Tháp và ở vùng đất ngập nước thuộc khu rừng tràm của Tỉnh đội An Giang, trong một diện tích rừng tràm và đồng cỏ ngập nước không lớn.

Phân hạng: LR nt

Biện pháp bảo vệ:

Sách Đỏ Việt Nam (1992, 2000), bậc T (bị đe dọa). Vườn quốc gia Tràm Chim ở Tam Nông, Đồng Tháp được xác định là một trong những nơi trú đông thích hợp của Vịt mồng ở Việt Nam, ngoài ra còn quan sát thấy chúng ở vùng rừng tràm và đồng cỏ do Tỉnh đội An Giang quản lí, nhưng chỉ mới có kế hoạch đề xuất bảo tồn cho tương lai. Do vậy bên cạnh việc tiến hành rộng rãi các cuộc điều tra nghiên cứu về các loài chim nước, cần có giải pháp tuyên truyền trong các cộng đồng để người dân có thể phân biệt được đâu là Vịt trời, Le le hay Mòng két và đâu là các loài vịt quý cần phải bảo vệ trong mùa di trú của chúng trên các vùng đồng ngập nước còn lại ở đồng bằng sông Cửu Long.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Vịt mồng

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này