Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Diệc đen
Tên Latin: Egretta sacra sacra
Họ: Diệc Ardeidae
Bộ: Hạc Ciconiiformes 
Lớp (nhóm): Chim  
       
 Hình: Kamol  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    New Page 1

DIỆC ĐEN

Egretta sacra sacra (Gmelin)

Ardea sacra Gmelin, 1789

Họ: Diệc Ardeidae

Bộ: Hạc Coconiiformes

Chim trưởng thành:

Có hai dạng lông. Dạng trắng: bộ lòng trắng hoàn toàn. Dạng đen: bộ lông màu đen xám thẫm trừ cằm trắng. Bụng màu hơi nhạt hơn lưng và hơi phớt nâu. Các lông dài và nhọn ở vai có mút màu xám đen nhạt hơn các lông khác. Các lông phía dưới cổ dài và nhọn phủ cả phần ngực. Đỉnh đầu có mào ngắn.

Chim non:

Thường có bộ lông pha giữa hai dạng. Mắt vàng. Sống mỏ nâu sừng, gốc và mép mỏ vàng nhạt. Lúc có dạng lông trắng thì mỏ thường vàng. Chân thay đổi từ xanh lục vàng thẫm (thường là ở các con có bộ lông trắng) đến xanh lục nhạt hay đen nhạt.

Kich thước.

Cánh: 270 - 296; đuôi: 91 - 95; giò: 75 - 77; mỏ: 76 - 78 mm.

Phân bố:

Cò đen là loài phân bố ở các đảo Andaman, Nicoba, bờ biển Miến Điện, Mã Lai và Đông Dương.

Việt Nam đã bắt được cò đen ở Phú Quốc, Nha Trang và vịnh Hạ Long.

 

Tài liệu dẫn: Chim Việt Nam hình thái và phân loại - Võ Qúi - tập 1 trang 71.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Diệc đen

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này