Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Cốc đen
Tên Latin: Phalacrocorax niger
Họ: Cốc Phalacrocoracidae
Bộ: Bồ nông Pelecaniformes 
Lớp (nhóm): Chim  
       
 Hình: Nguyễn Thanh Bình  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    CỐC ĐEN

CỐC ĐEN

Phalacrocorax niger (Vieillot, 1817)

Hydrocorax niger Vieillot, 1817

Họ: Cốc Phalacrocoracidae

Bộ: Bồ nông Pelecaniformes

Đặc điểm nhận dạng:

Chim trưởng thành: Bộ lông mùa hè toàn bộ lông màu đen ánh xanh. Lưng, các lông cánh thứ cấp cuối cùng và các lông bao cánh đen xám thẫm viền đen. Một vài lông bông xoăn màu trắng rải rác ở trước, hai bên đầu và cổ. Bộ lông mùa đông. Các lông xoăn trắng ở đầu và cổ biến mất, các lông ở gốc mỏ dưới trắng, đôi khi các lông này lan đến họng.

Chim non: Màu nâu, các lông ở lưng thường viền nâu nhạt hơn. Vai và các lông cánh thứ cấp cuối cùng xám, viền trắng nhạt. Họng và phần giữa bụng trắng, các lông ở hai sườn và ở ngực có vạch nâu rất nhạt. Mắt lục. Mỏ nâu sừng, chóp mỏ đen nhạt, gốc mỏ đỏ. Túi da và da trần quanh mắt thường màu đen vào mùa sinh sản pha màu đỏ. Chân đen nhạt và phớt đỏ vào mùa sinh sản.

Kích thước: Cánh: 181 - 205; đuôi: 130 - 140; giò: 35 - 38; mỏ: 30 - 32.

Sinh học, sinh thái:

Sống ở hầu khắp các khu vực đầm lầy, duyên hải từ Bắc bộ đến Nam bộ Việt Nam. Thức ăn là những loài thủy sản nước ngọt và nước lợ, chúng là loài lặn giỏi và sâu để săn mồi. Làm tổ và đẻ trứng trên cây và thường đẻ 2 trứng. Con non mới nở chưa mở mặt và được cả con bố và con mẹ chăm sóc.

Phân bố:

Trong nước: Loài này có ở các vùng đồng bằng từ Bắc  đến Nam.

Nước ngoài: Cốc đen phân bố ở vùng Đông nam Á, Trung Quốc (từ Bắc đến Đông nam Vân Nam và Nam Quảng Đông, Hải Nam), Việt Nam, Lào, Campuchia, Mã Lai, Ấn Độ, Java, Xumatra và Bocnêô.

 

Tài liệu dẫn: Chim Việt Nam hình thái và phân loại - Võ Qúi - tập 1 trang 29.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Cốc đen

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này