Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Rắn hoa cỏ xiêm
Tên Latin: Rhabdophis siamensis
Họ: Rắn nước Colubridae
Bộ: Có vảy Squamata 
Lớp (nhóm): Bò sát  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    RẮN HOA CỎ NHỎ

RẮN HOA CỎ XIÊM

Rhabdophis siamensis (Mell, 1931)

Rhabdophis subminiatus (Schlegel, 1837)

Tropidonotus subminiatus Blyth

Natrix subminiatus Bourret, 1934

Họ: Rắn nước Colubridae

Bộ: Có vảy Squamata

Đặc điểm nhận dạng:

Loài rắn có kính thước nhỏ, chiều dài khoảng 130 cm, đầu thuôi dài phân biệt rõ với cổ. Lỗ mũi tròn, nằm ở giữa tấm mũi chia đường nối giữa hai tấm gian mũi gần bằng đường nối giữa 2 tấm trước trán. Tấm trán dài hơn rộng, nhỏ hơn tấm đỉnh, ngắn hơn khoảng cách đến mút mõm. có 1 tấm má dài hơn cao một ít, nằm trên tấm mép trên thứ 2, phía trên tiếp xúc với tấm trước trán. Có 8 tấm mép trên ở mỗi bên, tấm thứ 3, 4,5 chạm mắt và từ 8 -10 tấm mép dưới ở mỗi bên. Tấm cằm hình tam giác, rộng hơn dài. Vảy thân gồm 19 hàng có gờ trừ hàng vảy ngoài cùng nhẵn, vảy bụng từ 160 - 167 tấm, vảy dưới đuôi 84 - 86 tấm, tấm hậu môn chia.

Thân màu xanh đen hoặc xám đen, phần đầu có màu sẫm. Nửa trước của thân thường có các vân đen, không đều giữa trên lưng và hai bên thân, mép trắng, gáy có hoặc không có vòng đen, phần cổ có màu vàng nhạt và nâu đõ ở con non rất rõ và nhạt dần khi trưởng thành. Cằm và họng màu trắng nhạt. Loài này rất giống với loài Rắn hoa cỏ helleri - Rhabdophis helleri phân bố ở phía Nam Việt Nam và Thái Lan, Cambodia... Hai loài này có đặc điểm hình thái khác nhau ở phần gáy và vùng phân bố.

Sinh học, sinh thái:

Loài rắn hoạt động ban ngày này thích những nơi đất thấp có nhiều nước ở trong rừng và đồi núi có độ cao tới 1.780m. Các loài rắn độc thường có răng nanh tiêm nọc độc mọc ở phía ngoài (front-fang). Một số loài rắn độc khác có gai độc nằm sâu bên trong hàm nên rất khó phân biệt. Rắn hoa cỏ đỏ Rhabdophis subminiatus có răng nanh ẩn sâu phía sau các răng hàm (reared-fang), các răng nanh này lại rất nhỏ, ngắn và xếp gọn ở sâu trong hàm răng của rắn nên rất khó để phát hiện. Đó là lý do khiến những cú cắn của loài rắn này hiếm khi gây nguy hiểm cho con người. Chúng chỉ thực sự nguy hiểm khi cắn vào các bộ phận có gờ nhỏ như kẽ giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ. Ngoài ra nó còn có một tuyến nọc khác gọi là tuyến Nuchal. Tuyến này có khả năng lọc và giữ lại các chất độc từ con mồi mà rắn ăn là loài Cóc nhà Cóc rừng rồi tổng hợp, chuyển hóa chúng thành nọc độc của chính .

Mỗi lần đẻ từ 5 - 17 trứng, thời gian ấp cho trứng nở từ 8 - 10 tuần; rắn con dài 13 - 19cm. Loài này đã phát hiện có tuyến độc khi bị rắn này cắn có những triệu chứng nghiêm trọng. Từ năm 1997 đến nay theo dữ liệu của bệnh viện Chợ Rẫy đã ghi nhận có 24 ca do Rắn hoa cỏ nhỏ Rhabdophis subminiatus tấn công. Loài Rắn này gây hậu quả nặng nề, nạn nhân bị cắn sẽ có các triệu chứng như: Rồi loạn đông máu như vết cắn rắn lục. Đã có 2 ca tử vong do loài rắn này vào năm 2009 và 2011. Hiện tại trên thế giới chưa có huyết thanh kháng độc cho loài rắn này

Phân bố:

Việt Nam: Loài này gần như có hầu hết các tỉnh ở Việt Nam từ Cao Bằng cho đến Kiên Giang.

Thế giới: Mianma, Thái Lan, Lào, Cambodia, Malaysia

Tình trạng:

Số lượng còn khá phổ biến, nhưng cần quan tâm bảo về và nghiên cứu sinh thái, tập tính cũng như huyết thanh kháng độc để chữa trị cho người bị loài rắn này cắn.

 

Mô tà loài: Phùng Mỹ Trung - Nguyễn Quảng Trường - WebAdmin.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Rắn hoa cỏ xiêm

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này