TÔM VỖ XANH
TÔM VỖ XANH
Parribacus antarcticus
(Lund, 1793)
Ibacus
antarcticus
H.M. Edwards, 1837
Scyllarus
carinatus
Guilding, 1825
Parribacus parrae
Dana, 1852.
Họ: Tôm vỗ Scyllaridae
Bộ Mười chân - Decapoda
Đặc điểm nhận
dạng:
Tôm vỗ cỡ lớn, có
thể dài tới 20cm. Thân dẹp, mặt lưng được phủ đều mấu hình vẩy. Cạnh bên phía
trước có khía cổ không sâu lắm. Phần trước khía cổ cạnh bên có răng bằng nhau.
Không có gờ sau chủy. Hốc mắt dịch ra phía ngoài, khoảng cách giữa 2 hốc mắt lớn
hơn 2 lần khoảng cách từ hốc mắt tới gốc bên trước.Các đốt bụng: Đều có rãnh
ngang rộng và nhẵn. Gờ giữa các đốt bụng II - III gồ cao. Phần trước rãnh ngang
ở các đốt này có mấu lồi nổi rõ. Đốt V không có gai giữa cạnh sau.
Sinh học - Sinh
thái:
Sống ở vùng ven
biển có độ mặn cao và ổn định trên 30o/o, có độ sâu từ 0 -
20m trong các rạn san hô với đáy cát. Thường hợp thành đàn nhỏ kiếm ăn về ban
đêm, ban ngày ẩn náu trong khe.
Phân
bố:
Trong nước:
Ven
biển miền Trung và vùng khơi Nam Bộ
Thế giới:
Từ Florida
đến Brazin, các đảo phía Tây Ấn Độ, Đông - Đông Nam Châu Phi đến Haoai và
Pôlynêxia.
Giá trị:
Có giá trị thực
phẩm, tuy nhiên sản lượng thu được ở biển Việt Nam không nhiều.
Tình trạng:
Trước 1975,
thường thu được trong các mẻ lưới kéo đáy. Sau năm 1975, đặc biệt từ 1990 đến
nay do gia tăng đánh bắt phục vụ nhu cầu thực phẩm trên thị trường trong và
ngoài nước nên sản lượng Tôm vỗ xanh cũng giảm sút rõ rệt, có thể tới trên 20%
diện tích phân bố Tôm vỗ vanh trước 1975 ở ven biển miền Trung và ngoài khơi
biển Nam Bộ khoảng 15,000 km2. Hiên nay do đánh bắt mạnh nên diện
tích thu hẹp còn khoảng dưới 10.000km2, sản lượng biến động theo
chiều hướng giảm sút.
Phân hạng:
VU
A1c,d B2a,b+3d.
Biện pháp bảo vệ:
Cần đưa vào danh
sách các loài cần được bảo vệ của ngành Thủy sản, đồng thời có kế hoạch luân
phiên địa điểm đánh bắt.
Tài
liệu dẫn:
Sách đỏ
Việt Nam - phần động vật – trang - 55