Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Thằn lằn rắn hác
Tên Latin: Ophisaurus harti
Họ: Thằn lằn rắn Anguidae
Bộ: Có vảy Squamata 
Lớp (nhóm): Bò sát  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    THẰN LẰN RẮN HÁC

THẰN LẰN RẮN HÁC

Ophisaurus harti Boulenger, 1899

Ophisaurus ludovici Mocquard, 1905

Ophisaurus gracilis Angel, 1929

Họ: Thằn lằn rắn Anguidae

Bộ: Có vảy Squamata

Đặc điểm nhận dạng:

Kích thước lớn nhất trong các giống Ophisaurus phân bố ở Việt Nam. Chiều dài từ mút mõm đến lỗ huyệt lớn nhất 270 mm. Màng nhĩ bằng hoặc nhỏ hơn lỗ mũi. Vảy mũi tách khỏi vảy trán mũi bởi hai vảy. Vảy lưng có gờ mạnh. Các hàng vảy dọc giữa các nếp bên thân 16 - 18 (hiếm khi 14). Vảy dọc nếp bên thân 88 - 99; xương sống từ đốt sống đội đến xương thừa chân sau 50 - 54. Có sọc lưng bên đậm chạy từ sau màng nhĩ đến chót đuôi, rõ hơn và rộng hơn về phía sau. Không có sọc lưng bên. các mặt bên thân của con non màu nâu sẫm có vệt màu ngà chỉ xuất hiện trên vùng lưng bên của cổ và vai. Phân bố: Hà Giang.

Sinh học, sinh thái:

Loài thằn lằn không chân sống ở vùng núi cao từ 1.000m trở lên, nơi có khí hậu lạnh, sương mù. Sống của loài thằn lằn này chui rúc trong lớp thảm mục thực vật dưới nền rừng, kẽ đá, hang đá ở các tầng cây thấp nơi các thảm mục thực vật dày, ẩm và hiếm khi nhìn thấy. Khi bị bắt hoặc bị tác động mạnh lên cơ thể chúng thường giả chết đế đánh lừa kẻ săn mồi và tìm cách thoát thân. Vào những ngày mưa dầm, chúng thường điều tiết thân nhiệt bằng cách sưởi nắng trên các tảng đá, thân cây mục. Thức ăn của nó chủ yếu là côn trùng sống trong khu vực phân bố. Vào cuối mùa mưa nó đẻ từ 4 đến 7 trứng trong thảm mục thực vật của nền rừng. Con cái có tập tính canh gác và bảo vệ trứng. Thằn lằn con mới nở dài khoảng 1,8 cm.

Phân bố:

Trong nước: Chỉ phát hiện ở các tình núi cao phía bắc Việt Nam như Cao Bằng (Ngân Sơn), Lào Cai (Sapa), Vĩnh Phú (Tam Đảo), Hà Tây (Ba Vì), Sơn La (Mộc Châu, Chiềng Di), Nghệ An (Kỳ Sơn)

Nước ngoài: Chân dãy Himalaya về phía Bắc Ấn Độ và phía Nam Trung Quốc, phía Bắc Myanmar.

 

Mô tả loài: Nguyễn Quảng Trường, Phạm Thế Cường, Phùng Mỹ Trung - WebAdmin.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Thằn lằn rắn hác

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này