RẮN GIUN THƯỜNG
RẮN GIUN THƯỜNG
Indotyphlops braminus
(Daudin,
1803)
Eryx
braminus Daudin, 1803
Tortrix russelii
Merrem, 1820
Onychocephalus capensis
Smith, 1846
Ophthalmidium tenue
Hallowell, 1861
Họ: Rắn giun Typhlopidae
Bộ:
Có vảy Squamata
Đặc điểm nhận dạng:
Chiều dài tổng 95 mm - 200 mm. Vảy mõm bằng 0.25 - 0.33 chiều rộng
của gian mắt, không chạm mắt, có thể nhìn thấy từ trên đỉnh đầu. Vảy trước mắt
xiên, dài gấp hai rộng. Vảy đỉnh đầu ngang, nở rộng và vảy chẩm đôi khi nở rộng.
Vảy mũi tròn, có một ống mũi ngang.Vảy mũi phân chia hoàn toàn, phía sau bao lõm
mạnh, gờ mũi phía dưới nối với vảy trước mắt và gờ trên mũi chạy đến mặt lưng
của mõm để nối với vảy mõm ở điểm thắt lại trên nó. Vảy môi trên 4, trong đó vảy
thứ ba và bốn chạm mắt. Vảy môi dưới 5 - 6. Vảy trước mắt. Vảy sau mắt 1.
Vảy thân xếp lợp và thường có dạng vòng ở vùng lưng, dạng hình thang ở điểm tiếp
xúc với vùng bụng. Đuôi dài hơn hơn rộng. Gai đỉnh có đáy tuỳ, hướng ngang. Vảy
thân xếp thành 20 hàng, không có sự giảm hàng. 261 - 368 hàng vảy ngang. Vảy
dưới đuôi 8 - 15.
Thân mảnh, nhỏ, hình trụ. Đầu ngắn, không rộng hơn cổ, hóp nhẹt. Mõm tròn. Mắt
rất nhỏ. Lưỡi trắng. Thân màu đen, nâu hoặc nâu đỏ ở lưng và nhạt hơn ở bụng.
Con non mới nở màu đen.
Sinh học, sinh thái:
Loài này
thường sống chui rúc dưới mặt đất, dưới các đống đổ nát phủ trên mặt đất, hoặc
trong các cây mục quanh nhà hay trong các khu
rừng thường xanh.
Hoạt động mạnh trong suốt mùa mưa. Vào mùa đông, tất
cả chúng đều vùi sâu trong đất và dưới đám rễ cây. Vào mùa hè, chúng rất ít khi
lên mặt đất vì nhiệt độ cao, chúng thích nằm dưới đất mát mẻ. Thức ăn chủ yếu của rắn giun thường là trứng kiến và
mối. Được ghi nhận là loài
rắn
"trinh sản"
sinh sản đơn tính. Mọi cá thể đều là giống
cái hay giống đực vẫn chưa có dẫn liệu. Con cái đẻ từ
1 - 7 trứng, kích thước 2 x 6 mm, không có sự thụ tinh. Tất cả trứng nở ra đều là
giống cái. Rắn giun thường sống ở những nơi có độ cao từ mực nước biển
đến 1.640 m. Do sống ở các khu vực mát, lạnh trong đất nên loài này
khi bị bắt ra ngoài nắng, cầm trên lòng bàn tay chúng rất dễ bị sốc nhiệt và sẽ
chết rất nhanh.
Phân
bố:
Trong nước: Bắc Thái (Ký Phú, Lạng Sơn, Hà Nội (Nghĩa Đô, Hà Bắc (Thăng Long), Hải
Phòng (Cát Bà, Thái Bình (Đồng Tiến) Hà Tĩnh (Hoà Hải), Quản Trị (Vĩnh Linh)
Quảng Nam - Đà Nẵng (Cù lao Chàm), Gia Lai (Nông trường Sông Ba), Tây Ninh,
thành phố HCM, Kiên Giang (Hà Tiên)
Nước ngoài: loài rắn này được tìm thấy trên khắp Thái Lan, bán đảo Malaysia, và
Singapore. Nó cũng được ghi nhận từ Châu Phi, vùng Trung Đông, các vùng còn lại
của châu Á nhiệt đới và một số khu vực của châu Á có khí hậu ôn hòa, từ các đảo
trên Thái Bình Dương và từ Mexico và Hoa Kỳ.
Tình trạng:
Số
lượng loài này tương đối hiếm gặp vì
chúng sống trong lòng đất và ít khi chui ra ngoài kiếm ăn hay hoạt động nên khả
năng nhìn thấy trong tự nhiên khó gặp.
Mô tả loài: Nguyễn
Thiên Tạo, Phùng Mỹ Trung, Phạm Thế Cường, Nguyễn Quảng Trường - WebAdmin.