Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

NHỮNG PHÁT HIỆN MỚI VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM NĂM 2010

Nguyễn Quảng Trường, Nguyễn Thiên Tạo, Phùng Nguyễn Trí Lâm, Phùng Mỹ Trung – Web Admin

 

Phần 1: Các loài ếch nhái

Năm 2010 sắp kết thúc, nhưng cũng là năm khá thành công của các nhà nghiên cứu khoa học với hàng loạt phát hiện mới về đa dạng sinh học ở Việt Nam . Sinh vật rừng Việt Nam điểm lại những công bố đáng chú ý trong năm vừa qua và hi vọng sẽ có nhiều khám mới tiếp tục được công bố trong năm tới. Đồng thời, nhân dịp năm mới 2011, Ban biên tập Trang Sinh vật rừng Việt Nam cũng gửi lời chúc sức khoẻ và thành đạt tới các nhà nghiên cứu, các cộng tác viên, bạn đọc quan tâm và yêu thích thiên nhiên.

 

Cóc mày nhỏ bụng vàng Leptolalax croceus

Các nhà khoa học thuộc Bảo tàng Úc, Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) và Đại học Vinh của Việt Nam đã phát hi ện một loài ếch nhái mới cho khoa học ở miền Trung Việt Nam trên tạp chí Zootaxa . Loài mới có tên khoa học là Leptolalax croceus , có đặc điểm hình thái giống với loài Cóc mày sần Leptolalax tuberosus. Các tác giả của bài báo trên đã mô tả loài mới dựa vào đặc điểm hình thái và phân tích tiếng kêu. Đặc điểm nhận dạng đặc trưng của loài cóc mày mới như sau: màng nhĩ không rõ, lưng có nhiều nốt sần, kích cỡ trung bình, chiều dài mút mõm-hậu môn của con đực khoảng 22–27 mm, không có riềm da ở rìa ngoài ngón chân, không có tuyến u ở vùng tiếp giáp giữa sườn và bụng, bụng màu vàng cam. Tên loài mới có nguồn gốc từ một từ Latin “ croceus ” có nghĩa là “ vàng ” để chỉ màu sắc nổi bật ở bụng, phân biệt loài mới này với các loài cóc mày khác. Loài mới này hiện chỉ mới được ghi nhận ở sinh cảnh rừng thường xanh thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, huyện Đắc Glei, tỉnh Kon Tum. Loài ếch nhái nhỏ bé này được tìm thấy ở độ cao trên 1300 m so với mực nước biển trên dãy núi Ngọc Linh.

     
 
 
CÓC MÀY BỤNG VÀNG Leptolalax_croceus - ảnh Jodi Rowley
 

ch cây ma cà rồng Rhacophorus vampirus

Đây là công trình công bố trên tạp chí Zootaxa của nhóm các nhà nghiên cứu của Bảo tàng Ô-x-trây-li-a, Đại học Khoa học tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam và Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Bang North Carolina, Hoa Kỳ. Tên loài có nguồn gốc từ màu sắc kỳ lạ của loài ếch cây này: lưng màu vàng nhạt hay đỏ gạch; họng, ngực và bụng màu trắng; phần dưới sườn, mặt trước và mặt sau đùi màu đen; màng bơi ở tay và chân màu xám đến đen. Loài Ếch cây ma cà rồng có chiều dài mút mõm đến hậu môn khoảng 42–45 mm. Chúng sống trong rừng thường xanh, ở độ cao từ 1470 m đến trên 2000 m so với mực nước biển trên cao nguyên Langbian, thuộc Vườn Quốc gia Bì Đúp – Núi Bà, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.

 

 
 
Ếch cây qủi Rhacophorus vampyrus- ảnhJodi Rowley
 

Lần đầu tiên ghi nhận 16 loài ếch nhái ở tỉnh Quảng Ngãi

Mặc dù có khá nhiều nghiên cứu về đa dạng sinh học được thực hiện trên dải Trường Sơn nhưng hầu như chưa có công bố nào về các loài ếch nhái ở Quảng Ngãi. Dựa trên bộ mẫu thu ở cao nguyên Kon Tum thuộc huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi, các nhà nghiên cứu của Việt Nam và Đức đã ghi nhận danh sách 16 loài ếch nhái ở khu vực này. Bài báo được công bố trên tạp chí Herpetology Notes của Châu Âu (số 3 năm 2010). Đáng chú ý có một số loài bị đe doạ cấp toàn cầu như Ếch đồng dạng Hylarana attigua , Ếch cây trung bộ Rhacophorus annamensis và các loài hiếm gặp như Ếch cây đốm ẩn Philautus abditus , Ếch cây cựa Rhacophorus calcaneus .

 
 
 

Ếch đồng dạng Hylarana attigua . Ảnh: Nguyễn Quảng Trường

 
 
 
 

Nhái cây đốm ẩn Philautus abditus . Ảnh: Nguyễn Quảng Trường

 
 
 
 

Ếch cây cựa Rhacophorus calcaneus . Ảnh: Nguyễn Quảng Trường

 
 
 
ch cây trung bộ Rhacophorus annamensis . Ảnh: Nguyễn Thiên Tạo
 

 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này