Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

PHÁT HIỆN MỘT LOÀI CÓC MÀY MỚI MIỀN TRUNG VIỆT NAM

Cao Tiến Trung - Đại học Vinh

Nguyễn Quảng Trường - Viện sinh thái tài nguyên sinh vật

 

Jodi Rowley, một nhà khoa học của Bảo tàng Ô-x-trây-li-a, Sydney (Ô-x-trây-li-a) và Cao Tiến Trung, một cán bộ nghiên cứu của Trường Đại học Sư phạm Vinh, Nghệ An (Việt Nam) vừa công bố một loài ếch mới cho khoa học. Loài ếch mới có tên là Cóc mày ap-li-bai Leptolalax applebyi Rowley & Cao, 2009 được phát hiện ở trong rừng thường xanh trên núi cao thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Mô tả chi tiết cũng như tần số về tiếng kêu của loài cóc mày này được công bố trên Tạp chí Zootaxa, số 2198 năm 2009. Đặc điểm nhận dạng chính của loài gồm: dài thân của cá thể đực 19,6-20,8 mm, cá thể cái 21,7 mm; lưng màu nâu sẫm, da nhẵn, không có nốt sần; bụng màu nâu hồng với những vệt màu trắng; ngón tay không có màng bơi và riềm da; ngón chân có màng bơi ở sát phần gốc bàn chân, không có riềm da; đùi ngắn. Loài ếch này sinh sống ở các suối đá trong rừng thường xanh ở độ cao 1300-1400 m so với mực nước biển. Các tác giả của bài báo trên cũng dự đoán có khả năng vùng phân bố của loài này là vùng rừng trên núi cao thuộc dãy Ngọc Linh (tỉnh Kontum) và Tây nam Lào. Như vậy, chỉ tính riêng trong năm 2009, đã có 3 loài ếch nhái và 5 loài bò sát mới cho khoa học được phát hiện ở Việt Nam.

 

 

 

Cóc mày applebyi - Leptolalax applebyi - ảnh Cao tiến Trung

 
 

 

 

Cóc mày sần Leptolalax tuberosus - ảnh Nguyễn Quảng Trường

 
 

 

 

Cóc mày sung - Leptolalax sungi - ảnh: Nguyễn Thiên Tạo

 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này