Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

PHÁT HIỆN HAI LOÀI CÓC ĐỐM MỚI THUỘC GIỐNG KALOPHRYNUS Ở VIỆT NAM

Nick Poyarkov. Trung tâm nhiệt đới Việt – Nga

Các nhà khoa học Nga mới công bố 2 loài cóc đốm mới trên tạp chí Zootaxa (số 3796) dựa trên đặc điểm hình thái và so sánh sinh học phân tử. Hai loài cóc đốm mới có đặc điểm hình thái gần giống với loài cóc Kalophrynus  interlineatus – một loài khá phổ biến có vùng phân bố rộng khắp Đông Nam Á.

 

1. Cóc đốm tre Kalophrynus cryptophonus tên loài đươc đặt theo một danh từ xuất phát từ tiếng Hy Lạp, “cryptos” có nghĩa là "ẩn", "bí ẩn" và “phonus” có nghĩa là "tiếng kêu". “Trong một đợt nghiên cứu ở Bảo Lộc – Lâm Đồng chúng tôi phát hiện ra tiếng kêu rất lạ của một loài ếch. Khi xác định vị trí tiếng kêu và phải mất hai tuần sau chúng tôi mới bắt được loài này trong một chiếc ống tre” ở độ cao 800 m so với mực nước biển.


Loài cóc đốm tre có những đặc điểm nhận dạng: Kích cỡ nhỏ với chiều dài mút mõm-hậu môn khoảng 23-30 mm; mút mõm nhọn; vùng da ở hàm của con đực có gai nhọn; con đực có chai sinh dục ở mặt trên ngón I-III; màng nhĩ rõ; màng bơi phát triển trung bình; không có sọc sáng màu dọc bên sườn; đốm đen ở vùng gần bẹn nhỏ, không có viền sáng màu.

 

   
 

Cóc đốm tre Kalophrynus cryptophonus Ảnh: Eduard Galoyan

 

2. Cóc đốm hòn bà - Kalophrynus honbaensis tên loài được đặt theo địa danh khu BTTN Hòn Bà thuộc tỉnh Khánh Hoà. Loài này được phát hiện ở các khu rừng thường xanh ở cao 1500 m so với mực nước biển.

 

Đặc điểm nhận dạng: Chiều dài mút mõm-hậu môn của con đực khoảng 26-36 mm, mút mõm nhọn; da ở vùng hàm của con đực không có gai nhọn; con đực không có chai sinh dục ở ngón tay; màng nhĩ rõ; màng bơi phát triển trung bình; không có sọc sáng màu dọc bên sườn; đốm đen ở vùng gần bẹn lớn, không có viền sáng màu.

 

   
 

Cóc đốm hòn bà - Kalophrynus honbaensis Ảnh: Vitaly Trounov

 

 

Phát hiện ra 2 cóc đốm mới ở Việt Nam đã làm ra tăng số lượng loài thuộc giống  Kalophrynus lên 3 loài và ngày càng chứng tỏ Việt Nam là một quốc gia có đa dạng sinh học cao trong khu vực cần quan tâm, bảo vệ

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này