Home | Overview | Timbers | National parks | Vietnamese

FOCUS IN WILDLIFE
NEW EVENTS

 

DESCRIPTION OF VIETNAM FLORA

(More than 3000 species of flora in Vietnam)
Update 20/12/2016

Vietnam name: Dó đất nấm
Latin name: Balanophora fungosa
Family: Balanophoraceae
Order: Balanophorales
Class (Group):  
       
Picture: Phùng Mỹ Trung  
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
  New Page 1

DÓ ĐẤT NẤM

Balanophora fungosa J. R. et G. Forst

Họ: Dương đài Balanophoraceae

Bộ: Dương đài Balanophorales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây sống ký sinh ở trên rễ cây khác; thân thoái hóa thành một củ có nhiều dạng khác nhau, thường gồm nhiều thùy. Hoa đơn tính khác gốc. Cụm hoa đực dài, trục hoa ở gốc, có một ít lá; bao hoa 4 - 7 thùy; nhị có 4 - 7 bao phấn. Cụm hoa cái ngắn, hoa không có bao hoa và chỉ có những khối hình trứng có chân và kéo dài bằng một sợi mảnh.

Sinhhọc, sinh thái:

Cây mọc phổ biến trong rừng thường xanh, ở độ cao (150) 500 - 2.600. Ra hoa quanh năm nhưng chủ yếu từ tháng 11 - 4, sống ký sinh trên rễ các loài cây thân gỗ, cả cây gỗ và dây leo, như rễ củ nhiều loài cây của các chi Cissus sp., Tetrastirma sp. Bambusoides sp. thuộc họ nho và nhiều loại cây họ Đậu Fabaceae.

Phân bố:

Loài thực vật thuộc họ dương đài Balanophoraceae này mọc từ n Độ, Đông Dương đến đảo Hải Nam, bán đảo Malaixia, đảo Sumatra (Inđônêxia), vài đảo ở Thái Bình Dương và Ôxtrâylia.nước ta có gặp từ Hà Tây tới Quảng Nam, Kontum, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Lâm Đồng và An Giang.

Giá trị:

Nguồn gen hiếm và độc đáo của loài thực vật không diệp lục sống ký sinh này ở Việt Nam. Là loài cần đưa vào giảng dạy cho học sinh sinh viên học tập và hiểu biết thêm về sinh thái loài.

Tình trạng:

Loài hiếm trong tự nhiên, hiện nay chúng đang bị khai thác đến cạn kiệt cho nhu cầu làm thuốc và rất dễ bị tuyệt chủng trong tự nhiên. Cần mau chóng đưa loài này vào sách đỏ Việt Nam. Không xâm hại, khai thác các cây còn sót lại ở các nơi phân bố. Nghiên cứu thêm về các đặc điểm sinh học, nhằm đưa vào bảo tồn ngoại vi có hiệu quả.

 

Tài liệu dẫn: Cây cỏ có ích ở Việt Nam - Võ văn Chi - Trần Hợp - trang 597.

 
 
 
 

Introduction | Forum | Contact us | Latin read & write | Help | Vietnamese

 
© Copyright of Vietnam Forest Creatures
Tel: +844 3895729, 09.44.679.222 -  Email to:
Admin website