Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TỔNG QUAN VỀ SÁCH ĐỎ

 

Sách đỏ (Red Data Book) được coi là tài liệu có tính chất quốc gia và mang ý nghiã quốc tế, công bố các loài động vật, thực vật, côn trùng thuộc loại quí hiếm ở mỗi nước và trên toàn thế giới đang bị đe dọa giảm sút số lượng hoặc đã có nguy cơ bị tuyệt chủng cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển. Đây là cơ sở khoa học, tạo cơ sở pháp lý cho việc đề xuất, quyết đinh các biện pháp bảo vệ, phục hồi đồi với từng đối tượng thuộc loại này, đồng thời cũng là căn cứ đề xử lý các hành vi phá hoại thiên nhiên, gây tác hại cho sự tồn tại, phát triển của các loài sinh vật cần được bảo vệ trong hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên sinh vật ở mỗi nước...

Việc công bố Sách đỏ, vì vậy, có tác dụng hướng dẫn, thúc đẩy công tác bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên ở mỗi quốc gia. Đây cũng là tài liệu khoa học dược sử dụng vào việc soạn thảo và ban hành các qui định, luật pháp của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên, tính đa dạng sinh học và môi trường sinh thái.

I. CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG CÁC LOẠI ĐƯA VÀO SÁCH ĐỎ VIỆT NAM(Các tiêu chuẩn do tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên IUCN đề xuất)

 

Các cấp đánh giá chính:
ENDANGERED (E) Đang nguy cấp (đang bị đe doạ tuyệt chủng) Là những taxon đang bị đe doạ tuyệt chủng và không chắc còn có thể tồn tại nếu các nhân tố đe doạ cứ tiếp diễn. Gồm những taxon có số lượng giảm đến mức báo động ở trong điều kiện sống bị suy thoái mạnh mẽ đến mức có thể bị tuyệt chủng.

VULNERABLE (V) Sẽ nguy cấp (có thể bị đe doạ tuyệt chủng). Là những taxon xắp bị đe doạ tuyệt chủng (trong tương lai gần) nếu các nhân tố đe doạ cứ tiếp diễn. Gồm những taxon mà phần lớn hoặc tất cả các quần thể cuả nó đã bị giảm vì khai thác quá mức, vì nơi sống bị phá hoại mạnh mẽ hoặc do các biến động khác cuả môi trường sống. Cũng gồm những taxon tuy số luượng còn khá nhưng vì chúng có giá trị kinh tế lớn nên việc tìm bắt, khai thác được tiến hành thường xuyên ờ mọi nơi, dễ đưa tới bị đe dọa.

RARE (R) Hiếm(có thể có nguy cấp) Gồm những taxon có phân bổ hẹp (nhất là những chi đơn loài) có số lượng ít, tuy hiện tại chưa phải là đối tượng đang hoặc sẽ bị đe doạ, nhưng sự tồn tại lâu dài của chúng ta mỏng manh.

Các cấp đánh giá khác:
Ngoài ba cấp chính trên đây, khi soạn thảo - Sách đỏ Việt Nam cón sử dụng một trong các cấp sau:

THREATENED (T) - Bị đe doạ. Là những taxon thuộc một trong những cấp trên, nhưng chưa đủ tư liệu để xếp chúng vào cấp cụ thể nào.

INSUFFCIENTLY KNOWN (K) - Biết không chính xác. Là những taxon nghi ngờ và không biết chắc chắn chúng thuộc loại nào trong các cấp trên vì thiếu thông tin. các loại nêu trong cấp này để hy vọng chờ các tác giả xác định mức cụ thế của chúng.

 

II. CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG CÁC LOÀI ĐƯA VÀO SÁCH ĐỎ IUCN
(The IUCN Red List of Threatened Animals)
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (Intemational Union of Conservation of Nature and Natural resources - IUCN) và trung tâm giám sát bảo tồn quốc tế (World Conservation Monitoring Center- WCMC) đã xây dựng những quy định vế tình trạng các loài có nguy cơ tuyệt chủng và các danh mục xếp mục đe doạ của các loài. Sự xếp bậc này căn cứ vào các dữ liệu về phân loại học (Taxonomy), tình trạng quần thể (Population status), xu hướng quần thể (Population trends), sự phân bố (Distribution), tình trạng sinh cảnh (Habitat availability), xu hướng địa lý (Geographic trends) và các mối đe doạ (Threats) và tham khảo ý kiến của các chuyên gia phân loại học, các chuyên gia về các họ động vật riêng biệt của IUCN và của các nhà khoa học các nước. Sự xếp bậc này cũng xem xét tình hình pháp luật liên quan của các nước có loài trên phân bố.

Trong khi điều tra xác định tình trạng các loài, IUCN luôn xem xét lại các thông tin cũ, cập nhật 2 năm một lần và phổ biến rộng rãi. IUCN còn nghiên cứu để sửa nội dung và nguyên tắc xác định tình trạng các loài để đáp ứng những đòi hỏi mới. Năm 1994, IUCN đã sử dụng một số nguyên tắc mới để xác định tình trạng các loài bị đe dọa. Năm 1996, danh mục mới được bổ xung những chi tiết cụ thể về tình trạng các loài và phân chia theo các cấp độ sau:

 

 


1. EX - Tuyệt chủng - Extinct
Một taxon được coi là tuyệt chủng khi không còn nghi ngờ là cá thể cuối cùng của taxon đó đã chết.


2. EW - Tuyệt chủng ngoài thiên nhiên - Extinct in the wild
Một taxon được coi là tuyệt chủng ngoài thiên nhiên khi chỉ còn thấy trong điều kiện gây trồng, nuôi nhốt (in captivity) hoặc chỉ là một (hoặc nhiều) quần thể đã tự nhiên hóa trở lại bên ngoài vùng phân bố cũ.


3. CR - Rất nguy cấp - Critically Endangered
Một taxon được coi là rất nguy cấp khi đang đứng trước một nguy cơ cực kỳ lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên trong một tương lai trước mắt, được xác định bởi một tiêu chuẩn bất kỳ nào dưới đây (A-E).

A. Sự suy giảm quần thể dưới bất kỳ dạng nào dưới đây:
1. Suy giảm ít nhất 80% theo quan sát, ước tính, suy đoán hoặc phỏng đoán trong 10 năm cuối hoặc 3 thế hệ cuối (lấy khoảng thời gian nào dài nhất) dựa trên (và xác định được) một trong các điểm dưới đây:
(a). Quan sát trực tiếp.
(b). Chỉ số về sự phong phú thích hợp với taxon đó.
(c). Sự suy giảm nơi cư trú, khu phân bố hoặc chất lượng nơi sinh cư.
(d). Mức độ khai thác hiện tại hoặc khả năng.
(e). ảnh hưởng của các taxon di nhập, lai tạo, dịch bệnh, chất ô nhiễm, vật cạnh tranh,
hoặc ký sinh.
2. Suy giảm ít nhất 80%, theo dự đoán hoặc phỏng đoán, sẽ xảy ra trong 10 năm tới hoặc 3 thế hệ tới (lấy khoảng thời gian nào dài nhất), dựa trên (và xác định được) một trong các điểm (b), (c), (d) hoặc (e) trên đây.

B. Khu phân bố ước tính dưới 100km2, hoặc nơi cư trú ước tính dưới 10km2, ngoài ra còn chỉ ra được ít nhất 2 trong các điểm sau đây:
1. Bị chia cắt nghiêm trọng hoặc chỉ tồn tại ở một điểm.
2. Suy giảm liên tục, theo quan sát, suy đoán hoặc dự đoán, của một trong các yếu tố sau:
(a). Khu phân bố.
(b). Nơi cư trú.
(c). Phạm vi hoặc chất lượng nơi sinh cư.
(d). Số địa điểm tìm thấy hoặc số tiểu quần thể.
(e). Số lượng cá thể trưởng thành.
3. Dao động cực lớn của một yếu tố bất kỳ nào dưới đây:
(a). Khu phân bố.
(b). Nơi cư trú.
(c). Số địa điểm tìm thấy hoặc số tiểu quần thể.
(d). Số lượng cá thể trưởng thành.

C. Quần thể ước tính chỉ dưới 250 cá thể trưởng thành và một trong các điểm dưới đây:
1. Suy giảm liên tục ít nhất 25% trong 3 năm cuối hoặc trong thế hệ cuối (lấy khoảng thời gian nào dài nhất) hoặc:
2. Suy giảm liên tục, theo quan sát, dự đoán hoặc suy đoán về số lượng cá thể trưởng thành và cấu trúc quần thể dưới một trong các dạng sau:
(a). Bị chia cắt nghiêm trọng (nghĩa là không một tiểu quần thể nào ước tính có trên 50 cá thể trưởng thành).
(b). Tất cả các cá thể chỉ ở trong một tiểu quần thể duy nhất.

D. Quần thể ước tính chỉ dưới 50 cá thể trưởng thành.
E. Phân tích định lượng cho thấy xác suất bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên ít nhất là 50%
trong 10 năm hoặc 3 thế hệ (lấy khoảng thời gian nào dài nhất).

 

4. EN - nguy cấp - Endangered
Một taxon được coi là nguy cấp khi chưa phải là rất nguy cấp nhưng đang đứng trước
(c). Phạm vi hoặc chất lượng nơi sinh cư.
(d). Số địa điểm tìm thấy hoặc số tiểu quần thể.
(e). Số lượng cá thể trưởng thành.
1. Dao động cực lớn của một yếu tố bất kỳ nào dưới đây:
(a). Khu phân bố.
(b). Nơi cư trú.
(c). Số địa điểm tìm thấy hoặc số tiểu quần thể.
(d). Số lượng cá thể trưởng thành.
2. Quần thể ước tính dưới 2500 cá thể trưởng thành và một trong các điểm dưới đây:
3. Suy giảm liên tục ước tính ít nhất 20% trong 5 năm cuối hoặc 2 thế hệ cuối (lấy khoảng thời gian nào dài nhất) hoặc:
4. Suy giảm liên tục, theo quan sát, dự đoán hoặc suy đoán về số lượng cá thể trưởng thành và cấu trúc quần thể dưới một trong các dạng sau:
(a). Bị chia cắt nghiêm trọng (nghĩa là không một tiểu quần thể nào ước tính có trên 250 cá thể trưởng thành).
(b). Tất cả các cá thể chỉ ở trong một tiểu quần thể duy nhất.
5. Quần thể ước tính chỉ dưới 250 cá thể trưởng thành.
E. Phân tích định lượng cho thấy xác suất bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên ít nhất là 20% trong 20 năm tới hoặc 5 thế hệ tới (lấy khoảng thời gian nào dài nhất).

 

5. VU - sẽ nguy cấp - Vulnerable
Một taxon được coi là sẽ nguy cấp khi chưa phải là rất nguy cấp hoặc nguy cấp nhưng đang đứng trước một nguy cơ lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên trong một tương lai tương đối gần, được xác định bởi một tiêu chuẩn bất kỳ nào dưới đây (A-E).

A. Suy giảm quần thể dưới bất kỳ dạng nào dưới đây:
1. Suy giảm ít nhất 20%, theo quan sát, ước tính, suy đoán hoặc phỏng đoán trong 10 năm cuối hoặc 3 thế hệ cuối (lấy khoảng thời gian nào dài nhất) dựa trên (và xác định được) một trong những điểm dưới đây:
(a). Quan sát trực tiếp.
(b). Chỉ số về sự phong phú thích hợp đối với taxon đó.
(c). Sự suy giảm nơi cư trú, khu phân bố và/hay chất lượng nơi sinh cư.
(d). Mức độ khai thác hiện tại hoặc khả năng.
(e). Tác động của các taxon di nhập, lai tạo, dịch bệnh, chất ô nhiễm, vật cạnh
tranh hoặc ký sinh.
2. Suy giảm ít nhất 20%, theo dự đoán hoặc phỏng đoán, sẽ xảy ra trong 10 năm tới hoặc 3 thế hệ tới (lấy khoảng thời gian nào dài nhất), dựa trên (và xác định được) một trong các điểm (b), (c), (d) hoặc (e) trên đây.

B. Khu phân bố ước tính dưới 20.000km2, hoặc nơi cư trú ước tính dưới 2000km2, ngoài ra còn chỉ ra được ít nhất 2 trong các điểm dưới đây:
1. Bị chia cắt nghiêm trọng hoặc chỉ tồn tại ở không quá 10 điểm.
2. Suy giảm liên tục, theo quan sát, suy đoán hoặc dự đoán, của một trong các yếu tố sau:
(a). Khu phân bố.
(b). Nơi cư trú.
(c). Khu phân bố, nơi cư trú và/hoặc chất lượng nơi sinh cư.
(d). Số địa điểm tìm thấy hoặc số tiểu quần thể.
(e). Số lượng cá thể trưởng thành.
3. Dao động cực lớn của một yếu tố bất kỳ nào dưới đây:
(a). Khu phân bố.
(b). Nơi cư trú.
(c). Số địa điểm hoặc số tiểu quần thể.
(d). Số lượng cá thể trưởng thành.
Một nguy cơ rất lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên trong một tương lai gần, được xác định bởi một tiêu chuẩn bất kỳ nào dưới đây (A-E).
A. Suy giảm quần thể dưới bất kỳ dạng nào dưới đây:
1. Suy giảm ít nhất 50%, theo quan sát, ước tính, suy đoán hoặc phỏng đoán trong 10 năm cuối hoặc 3 thế hệ cuối (lấy khoảng thời gian nào dài nhất) dựa trên (và xác định được) một trong những điểm dưới đây:
(a). Quan sát trực tiếp.
(b). Chỉ số về sự phong phú thích hợp đối với taxon đó.
(c). Sự suy giảm nơi cư trú, khu phân bố và/hay chất lượng nơi sinh cư.
(d). Mức độ khai thác hiện tại hoặc khả năng.
(e). Tác động của các taxon di nhập, lai tạo, dịch bệnh, chất ô nhiễm, vật cạnh tranh hoặc ký sinh.
2. Suy giảm ít nhất 50%, theo dự đoán hoặc phỏng đoán, sẽ xảy ra trong 10 năm tới hoặc 3 thế hệ tới (lấy khoảng thời gian nào dài nhất), dựa trên (và xác định được) một trong những điểm (b), (c), (d) hoặc (e) trên đây.
B. Khu phân bố ước tính dưới 5000km2, hoặc nơi cư trú ước tính dưới 500km2, ngoài ra còn chỉ ra được ít nhất 2 trong các điểm dưới đây:
1. Bị chia cắt nghiêm trọng hoặc chỉ tồn tại ở không quá 5 điểm.
2. Suy giảm liên tục, theo quan sát, suy đoán hoặc dự đoán, của một trong các yếu tố sau:
(a). Khu phân bố.
(b). Nơi cư trú.
C. Quần thể ước tính dưới 10.000 cá thể trưởng thành và một trong các điểm dưới đây:
1. Suy giảm liên tục, ước tính ít nhất 10% trong 10 năm cuối hoặc 3 thế hệ cuối (lấy khoảng thời gian nào dài nhất) hoặc:
2. Suy giảm liên tục, theo quan sát, dự đoán hoặc suy đoán về số lượng cá thể trưởng thành và cấu trúc quần thể dưới một trong các dạng sau:
(a). Bị chia cắt nghiêm trọng (nghĩa là không một tiểu quần thể nào ước tính trên 1000 cá thể trưởng thành).
(b). Tất cả các cá thể chỉ ở trong một tiểu quần thể duy nhất.
D. Quần thể rất nhỏ hoặc thu hẹp lại dưới một trong các dạng sau:
1. Quần thể ước tính chỉ dưới 1000 cá thể trưởng thành.
2. Đặc trưng bởi sự thu hẹp nơi cư trú (điển hình là dưới 100km2) hoặc số địa điểm tìm thấy (điển hình là dưới 5).
Taxon loại này sẽ dễ bị tác động bởi những hoạt động của con người (hoặc các biến cố mà tác động được tăng cường bởi các hoạt động con người) có thể có phản ứng rất nhanh trong một tương lai không lường trước được và do vậy, có thể sẽ trở thành rất nguy cấp, nguy cấp hoặc ngay cả tuyệt chủng trong một thời gian rất ngắn.
E. Phân tích định lượng cho thấy xác suất bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên ít nhất là 10% trong 100 năm.


6. LR - ít nguy cấp - Lower risk
Một taxon được coi là ít nguy cấp khi không đáp ứng một tiêu chuẩn nào của các thứ hạng rất nguy cấp, nguy cấp hoặc sẽ nguy cấp. Thứ hạng này có thể phân thành 3 thứ
hạng phụ:
6. 1. Phụ thuộc bảo tồn (cd) - Conservation dependent
Bao gồm các taxon hiện là đối tượng của một chương trình bảo tồn liên tục, riêng biệt cho taxon đó hoặc nơi ở của nó; nếu chương trình này ngừng lại, sẽ dẫn tới taxon này bị chuyển sang một trong các thứ hạng trên trong khoảng thời gian 5 năm.
6. 2. Sắp bị đe doạ (nt) - Near threatened
Bao gồm các taxon không được coi là phụ thuộc bảo tồn nhưng lại rất gần với sẽ nguy cấp.
6. 3. ít lo ngại (lc) - Least concern
Bao gồm các taxon không được coi là phụ thuộc bảo tồn hoặc sắp bị đe doạ.


7. DD - thiếu dẫn liệu - Data deficient
Một taxon được coi là thiếu dẫn liệu khi chưa đủ thông tin để có thể đánh giá trực tiếp hoặc gián tiếp về nguy cơ tuyệt chủng, căn cứ trên sự phân bố và tình trạng quần thể. Một taxon trong thứ hạng này có thể đã được nghiên cứu kỹ, đã được biết nhiều về sinh học, song vẫn thiếu các dẫn liệu thích hợp về sự phân bố và độ phong phú. Như vậy, taxon loại này không thuộc một thứ hạng bị đe dọa nào, cũng không tương ứng với thứ hạng LR (ít nguy cấp).
8. NE - Không đánh giá - Not evaluated
Một taxon được coi là không đánh giá khi chưa được đối chiếu với các tiêu chuẩn phân hạng.

----------------------------------------------------------

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2000.

 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này