Xem bài viết chưa trả lời | Xem chủ đề đang hoạt động Hôm nay, Thứ 6 Tháng 3 29, 2024 3:41 am



Gửi bài trả lời  [ 4 bài viết ] 
 Nhận biết những hiểm nguy ngoài thiên nhiên 
Người gửi Nội dung
Site Admin
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 12, 2003 3:10 am
Bài viết: 715
Đến từ: Hải quan Đồng Nai
Gửi bài Nhận biết những hiểm nguy ngoài thiên nhiên
Nhận biết những hiểm nguy ngoài thiên nhiên

Thiên nhiên như một bức tranh đầy sắc màu mà nơi đó mỗi một loài sinh vật là một nét chấm phá cho bức tranh sinh động ấy. Thiên nhiên là một kho tàng kiến thức mà mỗi con người chúng ta ai cũng muốn khám phá, tim hiểu để đem kho tàng kiến thức ấy vào hành trang cuộc sống. Thiên nhiên cũng là một bà mẹ dịu hiền nuôi dưỡng cuộc sống của chúng ta. Nhưng đôi khi bà mẹ thiên nhiên có tính khí bất thường này hay nổi giận khiến chúng ta gặp những thảm hoạ khó lường và trong các khu rừng, nơi các dãy núi hay dòng sông, cuộc sống đấu tranh sinh tồn khiến cho các loài sinh vật phải tự bảo vệ mình bằng cách này hay cách khác để tồn tại và phát triển. Đó chính là một phần tất yếu của cuộc sống muôn loài.
Như chúng ta đã biết mỗi loài muốn tồn tại đều trang bị cho mình một thứ vũ khí cho riêng mình và được di truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Chính thứ vũ khi ấy giúp chúng chiến đấu với kẻ thù tự nhiên và có thể vô hại với loài này nhưng rất lợi hại với loài khác. Nhiều khi các loài bị tấn công phải bỏ mạng sống của mình. Các loài độc có thể luôn hiện hữu ở xung quanh cuộc sống của chúng ta mà đôi khi chúng ta không hế biết và ít quan tâm như Rắn độc, Cây độc, Sâu độc, Cá độc ... vv
Để tránh những hiểm nguy trong môi trường thiên nhiên con người luôn tìm cách nghiên cứu và chia sẻ những kiến thức với nhau để giúp nhau thoát khỏi những hiểm nguy đó và cũng để tồn tại và phát triện. Trong topic này chúng ta cùng nhau tìm hiểu các loài sinh vật có độc tính gây hiểm nguy cho con người nhé các em.

PHẦN I - CÁC LOÀI CÂY ĐỘC

1. CÂY LÁ NGÓN - Gelsemium elegans
Độc tính:
Cây này phân bố khá phổ biến ở nước ta từ độ cao 200m đến 2000m - Độc tính của lá ngón là do các ancaloit chứa trong toàn bộ cây, trật tự độc giảm từ rễ, lá, hoa, quả và thân cây. Tới 17 đơn phân ancaloit đã được chiết ra từ lá ngón như koumin , gelsenicin, gelsamydin, gelsemoxonin, hydroxygelsamydin, trong đó hàm lượng koumin là cao nhất còn độc tính của gelsenicin tính theo LD50 trên chuột là cao nhất. Người bị ngộ độc lá ngón có các triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn… sau đó bị mỏi cơ, thân nhiệt hạ, huyết áp hạ, răng cắn chặt, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và chết rất nhanh do ngừng hô hấp.
Phòng tránh:
Là một loài cây có hoa rất đẹp và hấp dẫn. Tuy nhiên khi gặp cây này (Hình dưới) không nên bẻ lá hoặc bẻ cành, tránh tiếp xúc và khi muốn chụp hình thì cầm nhẹ không ngậm vào miệng, cài hoa lên đầu, tóc ... Và khi có triệu chứng ngộ độc cần
[B]Dùng nước của rau má tươi nguyên cây sau khi rửa sạch và giã nát có thể dùng để giải độc lá ngón, cây rau muống giã nhỏ lấy nước uống,hoặc cho nạn nhân uống nước phân trâu, phân bò để nôn ra độc tố... làm mọi cách để người ăn phải ói ra càng nhiều càng tốt.

Hình ảnh

Hình ảnh

_________________
Hãy là chiếc chìa khoá
Mở kho tàng nhân gian
Gom hết hoa và cỏ
Lên gánh đời thênh thang ...


Thứ 3 Tháng 9 25, 2012 2:34 pm
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo Ghé thăm website của người gửi
Site Admin
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 12, 2003 3:10 am
Bài viết: 715
Đến từ: Hải quan Đồng Nai
Gửi bài Re: Nhận biết những hiểm nguy ngoài thiên nhiên
Cây sơn - Rhus succedaneaSơn ăn tuỳ mặt . . .

Trong các loài cây độc ở nước ta, hôm nay Admin sẽ giới thiệu với các em một loài cây có độc tính mạnh đó là cây Sơn. Cây sơn có tên khoa học là Rhus succedanea là loài cây được trồng rất phổ biến ở nước ta để lấy nhựa. Nhưng cây được trồng nhiều ở vùng Thanh Sơn - Phú Thọ. Cây này cũng mọc tự nhiên ở trong rừng nước ta đấy. Đây là một cây có độc và rất nguy hiểm với các em. Nếu các em có dịp đi chơi nhà bà con ở những vùng trồng cây này thì rất nên tránh và Cha, Mẹ các em cũng cần phải biết để giúp cho các em không bị dính độc vì rất có thể chúng ta sẽ bị "Sơn ăn tuỳ mặt, ma bắt tuỳ người" như ông bà ta đã dạy nhé.

Cây có chất nhựa, được nhân dân ta chế ra “sơn ta ” để gắn gỗ, làm đồ thủ công mỹ nghệ sơn mài. Chất laccol trong sơn ta kích thích gây dị ứng mạnh đối với da. Có khi chỉ đi ngang qua cây, ngửi thấy hơi sơn, đun củi có lẫn cây sơn... đã bị lở sơn. Người ta vẫn chưa biết loại da nào hay bị lở sơn, loại da nào không bị lở sơn. Trên thực tế thì có người bị lở sơn, còn một số người khác lại không bị. Người ở vùng trồng cây sơn hoặc sử dụng sơn ta làm sơn mài ít bị lở sơn. Trái lại những người có cơ địa dị ứng có khi chỉ đi ngang qua cây hay ngửi thấy đã bị lở sơn và lở nặng. Khi bị lở ở mặt sưng lớn, tạo các nốt mụn màu đỏ và cảm giác mặt rất nặng nề.

Chữa lở sơn cần tránh rửa nước lã, tránh gãi hoặc chà xát lên các chỗ da bị tổn thương; có thể dùng lá khế tươi giã nát đắp lên vùng da bị lở; chấm nước chè tươi, nước lá bàng, hoặc nước muối sinh lý (0,9% ) vào tổn thương; dùng lá sen khô, sắc lấy nước đặc rửa chỗ lở sơn ngày 2 - 3 lần; nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn thì chấm thuốc tím pha thật loãng 1/4.000 lên tổn thương và cần dùng thêm kháng sinh toàn thân. Có thể uống các thuốc kháng histamin chống dị ứng, giảm ngứa, giảm đau rát.

Hình ảnh

_________________
Hãy là chiếc chìa khoá
Mở kho tàng nhân gian
Gom hết hoa và cỏ
Lên gánh đời thênh thang ...


Thứ 4 Tháng 9 26, 2012 4:48 pm
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo Ghé thăm website của người gửi
Site Admin
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 12, 2003 3:10 am
Bài viết: 715
Đến từ: Hải quan Đồng Nai
Gửi bài Re: Nhận biết những hiểm nguy ngoài thiên nhiên
TRÚC ĐÀO - Nerium oleander - Sát thủ thầm lặng

Loài này được trồng phổ biến ở nước ta ở nhiều nơi như Công viên, đường phố, một số người còn đem về nhà trồng làm cây cảnh vì có hoa đẹp và là một loài thực vật nhập nội (không phải của Việt Nam) Trúc đào đúng là một loài sát thủ thầm lặng. Hiện nay ở nước ta có 2 chủng (Trúc đào hoa cánh đơn và Trúc đào hoa cánh kép)
ĐỘC TÍNH

Trúc đào là một trong những loài thực vật có độc tính cao nhất và chứa nhiều hợp chất có độc, nhiều hợp chất trong số này có thể gây tử vong ở người, đặc biệt là trẻ em. Độc tính của trúc đào được coi là cực kỳ cao và đã có nhiều thông báo cho thấy trong một số trường hợp chỉ cần một lượng nhỏ cũng đã đủ gây hậu quả tử vong hay cận kề tử vong (Goetz 1998). Đáng kể nhất trong số các chất độc này là oleandrin và neriin, đều là các glicozit tim mạch (Goetz 1998). Chúng có mặt trong toàn bộ các bộ phận của loài cây này, nhưng chủ yếu tập trung trong nhựa cây. Người ta cũng cho rằng trúc đào còn có thể chứa nhiều hợp chất chưa rõ hay chưa được nghiên cứu khác và chúng có các tác động còn nguy hiểm hơn (Inchem, 2005). Vỏ cây trúc đào chứa rosagenin, có các tác động tương tự như strychnin. Toàn bộ cây này, bao gồm cả nhựa cây màu trắng sữa là rất độc và bất kỳ bộ phận nào đều có thể gây ra các phản ứng có hại cho sức khỏe. Người ta cho rằng chỉ cần ăn phải từ 10-20 lá trúc đào thì một người lớn cũng có thể bị nguy hiểm đến tính mạng và chỉ cần 1 chiếc lá cũng có thể gây tử vong ở trẻ em. Theo Toxic Exposure Surveillance System (TESS) năm 2002 đã có 847 trường hợp ngộ độc tại Hoa Kỳ có liên quan tới trúc đào (Watson 2003). Ở nhiều động vật, khoảng 0,5 mg/kg thể trọng đã gây tử vong (Inchem 2005). Tất cả các động vật đều có thể chịu các phản ứng có hại hay tử vong từ loài cây này. Người ta cũng biết rằng trúc đào còn lưu giữ các chất độc ngay cả khi đã khô đi. Các bộ phận khô của loài cây này vẫn là rất nguy hiểm cho các động vật như cừu, ngựa, bò và các động vật gặm cỏ khác, với chỉ 100 g lá khô cũng đủ giết chết cả một con ngựa trưởng thành (Knight 1999)
Sau khi chất độc vào cơ thể sẽ gây ra các triệu chứng: Nôn mửa dữ dội, sau đó người mệt lả không muốn nói năng cử động gì, có khi nhức đầu, chóng mặt đau bụng. Ngộ độc nặng hơn thì có thể trụy tim, tụt huyết áp, hôn mê rối loạn nhịp tim. Ngộ độc quá nặng sẽ dần dần thiếu ôxy lên não. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Trong mọi trường hợp nếu ăn phải trúc đào thì phải đưa nạn nhân tới bệnh viện ngay. Kích thích gây nôn và rửa ruột là các biẹn pháp bảo vệ cần thiết để giảm sự hấp thụ các hợp chất có độc
Lưu ý, chất độc của cây trúc đào không bị phá hủy khi đun sôi hoặc qua quá trình phơi khô sấy. Không trồng trúc đào ở cạnh nguồn nước (giếng ăn, bể nước...) vì lá, hoa trúc đào rụng xuống làm nhiễm độc nước.

(Toàn bộ hình ảnh này được sử dụng của đồng nghiệp Lê Hoàng Hải)

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

_________________
Hãy là chiếc chìa khoá
Mở kho tàng nhân gian
Gom hết hoa và cỏ
Lên gánh đời thênh thang ...


Chủ nhật Tháng 10 21, 2012 10:12 am
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo Ghé thăm website của người gửi
Site Admin
Hình đại diện của thành viên

Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 11 12, 2003 3:10 am
Bài viết: 715
Đến từ: Hải quan Đồng Nai
Gửi bài Re: Nhận biết những hiểm nguy ngoài thiên nhiên
CÂY LÁ HAN - Dendrocnide sp. & Laportea sp.
NHỮNG KẺ GÂY NGỨA PHỒNG RỘP KHỦNG KHIẾP

Có rất nhiều loài cây gây ngứa trong rừng. Tuy nhiên các loài thực vật gây ngứa khủng khiếp dẫn đến tình trạng sưng, rát, phồng rộp mọng nước là các loài thuộc họ Gai Urticaceae và 3 trong số loài được cho là khiếp nhất theo thứ tự từ CAO đến THẤP

Han voi Dendrocnide urentissima - [COLOR="#FF0000"]Trẻ em, phụ nữ da mỏng đụng phải nhiều có thể gây tử vong[/COLOR]
Han trắng: Laportea interrupta - [COLOR="#800000"]gây ngứa rát, sưng, phồng rộp và chữa lành vết thương rất lâu, dễ bị nhiễm trùng[/COLOR]
Han tía: Laportea violacea - [COLOR="#0000CD"]gây ngứa đủ để bạn nhớ đời dù chỉ đụng phải 1 lần[/COLOR]

Trong rừng khi đi phượt nhất là các tỉnh phí Bắc Việt Nam và vùng núi cao Tây nguyên chúng ta rất thường gặp bọn này. Vô tình quẹt phải tay, mặt ... những phần da non của cơ thể chúng ta cảm nhận ngay sự rát bỏng như có vật gì chà sát mạnh vào cơ thể. Và gây ngứa rất khó chịu. Càng gãi càng ngứa và càng làm cho da đỏ lên sưng phồng thành những mụt nước nhỏ và lớn dần. Đôi khi trong quá trình đi Toilet lỡ không may mà ngồi dính cây này thì coi như là ... “THÍCH THÍCH NHÉ“. Ngày đầu tiên trong rừng các bạn không nên tắm suối ở các vũng nước sâu có nhiều rác (sẽ có bài viết sâu về vấn đề tại sao không nên tắm suối) vì những cây han mục nát vẫn có thể gây ngứa như thường và nên dùng dụng cụ múc nước tắm không để các phần thảm mục thực vật dính vào. Có nhiều trường hợp sau khi đi về bị ngứa không ngừng chữa mãi không khỏi cũng một phần do bị các loài cây gây ngứa bám vào da gây nên ...

Khi gặp, đụng phải những loài cây này, cách tốt nhất là các bạn đừng cố gãi ngứa mà cứ để nguyện chịu đựng một lúc, lấy nước rửa nhẹ, khăn ướt đắp lên các vùng bị ngứa sẽ giảm cảm giác đau rát. Trường hợp bị quá nặng thì chả còn cách nào hơn là quay về càng sớm càng tốt nếu như bạn không muốn nhận một kết cục đau thương trong bệnh viện vài tuần điều trị.

(Hình ảnh trong bài này đã sử dụng của các đồng nghiệp tại http://www.vncreatures.net)

Hình ảnh
Han voi Dendrocnide urentissima


Hình ảnh
Hình ảnh
Han trắng: Laportea interrupta


Hình ảnh
Hình ảnh
Han tía: Laportea violacea

_________________
Hãy là chiếc chìa khoá
Mở kho tàng nhân gian
Gom hết hoa và cỏ
Lên gánh đời thênh thang ...


Chủ nhật Tháng 10 28, 2012 3:59 pm
Xem thông tin cá nhân Tài khoản Yahoo Ghé thăm website của người gửi
Hiển thị những bài viết cách đây:  Sắp xếp theo  
Gửi bài trả lời   [ 4 bài viết ] 

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến5 khách


Bạn không thể tạo chủ đề mới trong chuyên mục này.
Bạn không thể trả lời bài viết trong chuyên mục này.
Bạn không thể sửa những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể xoá những bài viết của mình trong chuyên mục này.
Bạn không thể gửi tập tin đính kèm trong chuyên mục này.

Tìm kiếm với từ khoá:
Chuyển đến:  
cron
Diễn đàn Sinh Vật Rừng Việt Nam © 2010