Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU CÔN TRÙNG RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Bướm lá vàng
Tên Latin: Doleschallia bisaltide
Họ: Bướm giáp Nymphalidae
Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera 
Lớp (nhóm): Bướm ngày  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    BƯỚM LÁ VÀNG

BƯỚM LÁ VÀNG

Doleschallia bisaltide Cramer, 1777

Papilio bisaltide Cramer, 1777

Doleschallia niasica Butler, 1884

Doleschallia andamanica Moore, 1900

Họ: Bướm giáp Nymphalidae

Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera

Đặc điểm nhận dạng:

Có dáng dấp kiểu bướm lá - Kallima inachus nhưng có kích thước nhỏ hơn. Mặt dưới cánh có kiểu màu sắc nguỵ trang hoàn  hảo, bắt chước cái lá héo, thậm chí có cả những đốm vệt bắt chước dấu sâu ăn. Gần như không bao giờ thấy hai cá thể có mặt dưới cánh giống nhau. Chót cánh trước bị cắt cụt chứ không nhọn như ở loài Kallima inachus và ở vùng màu đen của chót cánh có 1 chấm trắng nhỏ ở con đực và 2 chấm nhỏ ở con cái. Mặt trên con đực và cái tương tự nhau, nhưng vạch màu cam ở vùng chót cánh trước của con cái lớn hơn. Mảng cam ở phía chót cánh trước được ngăn cách với vùng cam còn lại từ giữa cánh đến mép trong cánh trước bằng một dải màu đen chạy dài từ mép ngoài thẳng qua giữa cánh cho đến gần mép trên cánh. Mép ngoài các cánh nâu đen hoặc đen. Phần còn lại của các cánh có màu nâu đỏ và nâu tối. Rất dễ nhận biết nếu thấy mặt trên cánh, nhưng loài này thường xếp cánh khi đậu. Bướm cái nhạt màu hơn, nhìn chung màu sắc của chúng thường rất khác nhau. Sải cánh: 75-85mm.

Sinh học sinh thái:

Bay rất nhanh, đường bay gắt, khó quan sát. Thường ra khoảng trống, dọc đường mòn trong rừng để tìm hút chất khoáng, cũng gặp hút mật ở những bãi trống, cây bụi có hoa. Ở trong rừng loài này cũng hay sà vào người để hút chất khoáng có trong mồ hôi. Khi cảm thấy bị đe doạ, nó thường bay ngược trở lại vào rìa đường mòn và đậu lên một cây cao, đầu hướng về phía nó cảm thấy bị de doạ. Sâu được ghi nhận ăn lá một số loài như cây Ngọc diệp Graphtophyllum pictum, cây Xuân hoa Pseuderanthemum malabaricum, họ Ô rô Acathaceae, Mít Artocarpus heterophyllus, họ Dâu tằm Moraceae. Chúng thích trên đường và những lối nhỏ trong rừng, những nơi rừng bị chặt ở độ cao vừa và thấp. Phụ thuộc vào từng nơi, sâu non bám thành từng đám ăn cây ký chủ              

Phân bố:

Phân bố rất rộng từ Ssilanca và Ấn Độ qua Sunthelan đến Australlia, Thái Lan, Lào, có mọi nơi ở Việt Nam.

Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:

Tuy có phổ phân bố Thế giới rộng nhưng không dễ gặp vì chúng cũng gần như các loài bướm lá khác chỉ xuất hiện ồ ạt vào mùa sinh sản khi có điều kiện sống thuận lợi. Cũng là loài bướm cần bảo tồn tốt vì chúng cũng có giá trị như Bướm lá Kallima inachus. Loài này đã biết cây thức ăn của chúng nên có thể nhân nuôi trong trang trại.

 

Mô tả loài: Vu văn Liên - Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Bướm lá vàng

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này