Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Cá mú sọc trắng
Tên Latin: Anyperodon leucogrammicus
Họ: Cá mú Serranidae
Bộ: Cá vược Perciformes 
Lớp (nhóm): Cá biển  
       
 Hình: Internet  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    CÁ MÚ SỌC TRẮNG

MÚ SỌC TRẮNG

Anyperodon leucogrammicus (Valenciennes, 1828)

Serrantus micronotatus Ruppell, 1838

Serranus urophthalmus Bleeker, 1855a

Họ: Cá mú Serranidae

Bộ: Cá vược Perciformes

Đặc điểm nhận dạng:

Đầu và thân rất dẹp bên, chiều cao thân bằng 2,3 - 2,8 lần chiều rộng (dày) thân. Trên xương khẩu cái (Palatines) không có răng. Cá trưởng thành màu xanh nhạt đến nâu tím, có nhiều chấm vàng-đỏ ở đầu, thân, vây lưng và gốc vây đuôi; Có 4 sọc trắng hoặc các hàng vết từ sau mắt đến thân. Cá nhỏ (<80cm) có nhiều sọc tím - xanh nhạt viền đen trên nền vàng chạy dọc thân; có một chấm đen viền xanh (hoặc chấm kép) trên gốc vây lưng và gốc vây đuôi; có 2 chấm đen nhạt thon dài thường tồn tại ở hai bên mõm trước lỗ mũi.

Sinh học, sinh thái:

Là loài cá san hô thường được phát hiện trên các rạn san hô có độ sâu 5 - 80m được bảo vệ. Mồi ăn của cá trưởng thành là cá nhỏ và giáp xác (Heemstra & Randall, 1993).

Phân bố:

Trong nước: Quảng Ninh, Khánh Hoà, Kiên Giang, Trường Sa.

Thế giới: Nhật Bản, Đông nam Á, Ôxtrâylia, Biển Đỏ, Đông Phi.

Giá trị:

Là loài cá quý hiếm, rất ít gặp. Có thể nuôi làm cá cảnh và xuất khẩu.

Tình trạng:

Là loài cá có số lượng ít, quần thể bị chia cắt xa, 3 trong 4 điểm cư trú được phát hiện nằm trong các vùng hải sản bị săn bắt triệt để kể cả các biện pháp dùng thuốc nổ, chất độc và xung điện nên nơi cư trú và số lượng giảm dần. Ước tính diện tích nơi cư trú < 2000km2. Do đó nguy cơ đe doạ là rất nghiêm trọng. Dự đoán số lượng quần thể < 10.000 cá thể trưởng thành, các tiểu quần thể đều có số cá thể < 1000.

Phân hạng: VU A1c,d B1+2c.

Biện pháp bảo vệ:

Nghiêm cấm triệt để việc khai thác hải sản bằng các biện pháp huỷ diệt môi trường sống.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Cá mú sọc trắng

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này