Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Cá lưỡi dong
Tên Latin: Antennarius malas
Họ: Cá lưỡi dong Antennaridae
Bộ: Cá nhái Lophiiformes 
Lớp (nhóm): Cá biển  
       
 Hình: Warren E. Burgess  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    New Page 1

CÁ LƯỠI DONG ĐEN

Antennarius striatus (Shaw & Nodder, 1794)

Antennarius melas Bleeker, 1857

Lophius striatus Shaw, 1794

Chironectes tridens Bleeker, 1853

Antennarius tridens (Bleeker, 1853).

Họ: Cá lưỡi dong Antennaridae

Bộ: Cá nhái Lophiiformes

Đặc điểm nhận dạng:

Thân ngắn, cao. Đầu và thân đều dẹp bên. Lỗ mang bé, không có mang giả. Không có vảy mà trên da được phủ rất nhiều gai nhỏ như nhung. Các gốc vây chẵn (vây ngực, vây bụng) đều có cơ phát triển. Miệng rất rộng, giữa hàm trên có tia xương nhỏ, đầu chóp của tia có núm da hình cầu có tua râu và có các tế bào phát quang trông như một cần câu và núm mồi, đó chính là gai thứ nhất của vây lưng. Toàn thân và các vây có màu đen hoặc màu xám nâu, màu vàng, vàng cam, xanh (tùy môi trường sống), trên đó rải rác nhiều cụm tế bào phát quang.

Sinh học, sinh thái:

Có khả năng biến đổi màu sắc theo môi trường. Đầu tia râu ở hàm trên có thể phát ánh sáng quyến rũ các động vật khác đến gần rồi bất chợt lao ra đớp mồi, vì vậy có tên Cá cần câu, Cá lã vọng. Sống trong các hang đá ven biển. Có gai độc.

Phân bố:

Trong nước: Khánh Hòa (Nha Trang).

Thế giới: Philippin, Indonesia, Australlia.

Giá trị:

Có ý nghĩa khoa học, không có giá trị thực phẩm. Có thể nuôi làm cảnh.

Tình trạng:

Trước năm 1995 vẫn thường gặp ở vùng biển Nha Trang. Những năm gần đây trở nên rất hiếm. Nguyên nhân có thể là do săn bắt tích cực để bán. Việc khai thác nguồn lợi thủy sản bằng chất nổ và hóa chất độc làm mất chỗ trú ẩn và ô nhiễm môi trường đã làm suy giảm nguồn lợi.

Phân hạng: VU A1d B2b+3c.

Biện pháp bảo vệ:

Giáo dục trong nhân dân ý thức bảo vệ loài cá hiếm này. Cấm khai thác, nếu bắt được cần thả ngay khi cá còn sống. Nên nghiên cứu nuôi nhân tạo.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Cá lưỡi dong

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này