Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Rắn lục núi
Tên Latin: Ovophis monticola
Họ: Rắn lục Viperidae
Bộ: Có vảy Squamata 
Lớp (nhóm): Bò sát  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    RẮN LỤC NÚI

RẮN LỤC NÚI

Ovophis monticola Gunther, 1864

Trimeresurus monticola Gunther, 1864

Trimeresurus covictus Bourret, 1934

Họ: Rắn lục Viperidae

Bộ: Có vảy Squamata

Đặc điểm nhận dạng:

Loài rắn có kích thước trung bình thân hình trụ tròn, ngắn, chắc. Đầu hình tam giác, mặt trên phủ những vảy nhỏ. Mắt nhỏ, mõm rất ngắn bằng 2 lần dài hơn đường kính mắt. Vảy trên đầu nhẵn. Vảy trên đầu nhẵn, xếp gối. Tấm trên mắt rộng, nguyên, dài hơn đường kính mắt. Có từ 6 -7 vảy trung gian giữa hai tấm trên mắt. tấm gian mũi rộng hơn dài, cách nhau bởi 1 - 2 tấm vảy rất bé ở trước và chạm nhau ở phần sau.Vảy vùng thái dương nhẵn.
Tấm mép trên có 8 - 9 vảy, tấm thứ nhật hoàn toàn tách biệt với tấm mũi, tấm thứ hai và thứ ba tiếp xúc với phía dưới vảy viền hố má, tấm thứ ba lớn nhất. Có từ 2 - 3 hàng vảy nhỏ giữa các tấm mép trên và các vảy dưới mặt nhỏ. Mỗi bên mép dưới có 11 vảy, cặp vảy đầu tiên tiếp xúc với nhau sau tấm cằm có hình tam giác, Một cặp tva3y sau cằm, tiếp xúc với vảy mép dưới thứ nhất và thứ hai. Vảy thân 25: 23: 17 hàng, có gờ mảnh, hàng vảy tiếp giáp với vảy bụng nhẳn
. 135 vảy bụng, 55 vảy dưới đuôi kép. Tấm hậu môn nguyên. Mặt lưng nâu nhạt hay nâu thẫm có những vết lớn màu nâu thẫm hơn xếp không đều. Hai bên sườn có những vết nhỏ. Mặt bụng màu trắng hay vàng. Chiều dài cơ thể khoảng trên 500mm.

Sinh học, sinh thái:

Thức ăn chủ yếu của rắn lục núi là thú nhỏ như chuôt, ngoài ra còn có chim, thằn lằn và ếch nhái. Rắn đẻ 5 - 10 trứng trong một hốc đất hay trên đống rác gần những mảnh thực vật. Trứng được rắn mẹ canh giữ cho đến khi nở. Rắn con mới nở dài khoảng 160 - 180mm. Thường ở vùng rừng núi, có độ cao lên tới 1.500m. Chúng còn sống gần nơi ở của người như vườn, những bụi rậm gần trường học hay sân chơi. Rắn sinh hoạt về ban đêm.

Phân bố:

Việt Nam: Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Hà Nội, Quảng Trị, Quảng Nam - Đà Nẵng, Lâm Đồng. Gia Lai, Kontum

Thế giới: Nêpan, Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Malaixia, đảo Xumatơra.

Giá trị:

Rắn lục núi là loài rắn độc cắn chết người. Chúng có giá trị khoa học.

Tình trạng:

Số lượng rắn lục núi ngoài tự nhiên ít do thiếu nơi sống thích hợp. Mức độ đe dọa: bậc R.

Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Cấm săn bắt, Cấm khai thác rừng ở các khu vực sinh cảnh loài này phân bố, tổ chức nuôi nhân giống trong các trại nuôi nhắm nghiên cứu nọc độc để tạo ra các chế phẩm thuốc chữa bệnh..

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 218.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Rắn lục núi

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này