Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Tôm hùm bông
Tên Latin: Panulirus ornatus
Họ: Tôm hùm Palinuridae
Bộ: Mười chân Decapoda 
Lớp (nhóm): Thân mềm  
       
 Hình: Internet  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    TÔM HÙM BÔNG

TÔM HÙM BÔNG

Panulirus ornatus (Fabricius, 1798)

Palinurus sulcatus H.M. Edwards, 1837

Palinurus (Senex) sulcatus Pfeffer, 1881

Senex ornatus Lanchester, 1900.

Họ: Tôm hùm gai Palinuridae

Bộ: Mười chân Decapoda

Đặc điểm nhận dạng:

Đây là loài có kích thước cá thể lớn nhất trong các loài Tôm hùm Panulirus, chiều dài (không kể râu) có thể đạt đến 50cm (4 - 4.5 kg/con), phổ biến 30 - 35cm (1.5 - 1.8 kg/con); vỏ láng có màu xanh nước biển pha lá cây, các gai trên đầu ngực màu cam trừ gai má màu trắng, giữa vỏ lưng các đốt bụng có 1 dãy ngang màu đen hoặc nâu đen tương đối rộng và có 1 hay 2 đốm màu kem hay trắng sáng thành cặp tương ứng ở 2 mặt bên đốt bụng. Phiến gốc râu I có 4 gai xếp thành hình vuông, 2 gai trước lớn hơn; chân hàm III không có nhánh ngoài; vỏ lưng các đốt bụng láng không có rãnh hoặc vết tích của rãnh.

Sinh học, sinh thái:

Sống ở độ sâu từ 1 mét đến 50 mét, trong đó phổ biến nhất là các vùng nước ven bờ, độ trong thấp, sâu từ 1 - 8m; thường ẩn trong các hốc đá có chất đáy cát hoặc cát bùn gần cửa sông hay trên các rạn san hô; không kết đàn, sống riêng lẻ, đến mùa sinh dục mới bắt cặp. Hàng năm, ở các tỉnh ven biển miền Trung, từ tháng 12 đến tháng 7 - 8 năm sau, Tôm con (chiều dài vỏ đầu ngực 8 - 25mm) thường tập trung nhiều ở các ghềnh đá ven bờ và ven các đảo, rộ nhất từ tháng 12 đến tháng 1 - 2 năm sau. Tôm hùm bông là loài có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong các loài tôm hùm Panulirus, với mật độ nuôi 10 - 15 con/m2 và thức ăn là cá, giáp xác nhỏ, nhuyển thể, cầu gai thì tôm giống trọng lượng 50 - 100 gam/con có tốc độ tăng trọng khoảng 15 - 25 gam/con/tháng.

Phân bố:

Trong nước: Rất phổ biến ở Việt Nam, tập trung nhất ở các tỉnh ven biển miền Trung.

Thế giới: Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương: Nhật Bản, quần đảo Solomon, Papua Niu Ghinê, phía tây nam, tây, bắc, đông bắc và đông Ôxtrâylia, Tân Đảo và Fiji, Biến Đỏ và Đông Phi, đông Địa Trung Hải.

Giá trị:

Có giá trị khoa học, thẩm mỹ.

Tình trạng:

Trước năm 1975, tôm cỡ 1.5 - 1.8 kg/con rất phổ biến. Đây là loài cho sản lượng khai thác cao nhất trong các loài Tôm hùm gai Panulirus, đặc biệt từ năm 1990 tới nay, do nhu cầu xuất khẩu mạnh, lượng khai thác hàng năm tăng cao, làm số lượng giảm rõ rệt, có thể tới 20%, trong đó số lượng cá thể trưởng thành biến động cực mạnh, đồng thời khu vực phân bố cũng bị suy giảm liên tục, ước tính chỉ còn dưới 20,000 km2. Gần đây, nguồn tôm giống ngoài tự nhiên ngày càng bị khai thác triệt để phục vụ cho nghề nuôi tôm hùm lồng ngày càng phát triển ở các tỉnh ven biển miền Trung.

Phân hạng: VU A1d B2a+3d.

Biện pháp bảo vệ:

Đã đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (1992-2000). Cần giảm cường độ khai thác tôm hùm con và khai thác luân phiên địa điểm. Cần đầu tư nghiên cứu giải quyết các vấn đề sinh thái, sinh lý, sinh học quần thể tôm từ nhỏ đến thành thục sinh dục nhằm hoàn thiện kỹ thuật nuôi và khai thác bền vững.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang - 55

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Tôm hùm bông

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này