Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Rắn hổ mang một mắt kính
Tên Latin: Naja kaouthia
Họ: Rắn hổ Elapidae
Bộ: Có vảy Squamata 
Lớp (nhóm): Bò sát  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    RẮN HỔ MANG

RẮN HỔ MANG MỘT MẮT KÍNH

Naja kaouthia Lesson, 1831

Naja naja Linnaeus, 1758

Coluber naja Linnaeus, 1758

Naja tripudians Merrem, 1920

Họ: Rắn hổ Elapidae

Bộ: Có vảy Squamata

Đặc điểm nhận dạng:

Rắn có kích thước lớn, khi rắn bạnh cổ, trên cổ ở mặt lưng có một hình tròn màu sáng (mắt kính) chính giữa có một vết nâu đen. Phần cổ về mặt bụng có một cặp vết nhỏ nằm ngang. Màu sắc ở lưng đa dạng thay đổi từ màu nâu xẫm tới màu nâu xám. Đa số cá thể mặt lưng đồng màu. Một số ít cá thể có những vạch ngang hơi sáng song không rõ rệt. Ngoài ra, Rắn hổ mang đất còn có một số đặc điểm chi tiết phân biệt với 2 phân loài của rắn hổ mang thường là Rắn hổ mang thường Naja naja naja và Rắn hổ mang trung quốc Naja naja astra.

Sinh học, sinh thái:

Rắn hổ đất hay rắn hổ mang một mắt kính thiếu gọng sống ở đồng bằng, trung du và miền núi. Hoạt động về ban đêm, ban ngày trú trong hang mối hoặc hang chuột nhiều trường hợp rất gần với nơi ở của con người. Rắn trưởng thành ăn chuột, cóc, rắn... rắn non ăn ếch nhái, lưỡng cư là chủ yếu. Rắn giao phối vào tháng 5 và đẻ trứng vào tháng 6, đẻ 9 - 22 trứng, kích thước 59 - 62 / 29 - 29mm và có hiện tượng con các canh giữ trứng. Trứng nở vào tháng 8. Con non mới nở dài 200 - 350mm và có khả năng bạnh cổ.. Con non mới nở dài 280 - 350mm, cũng thường dài hơn Rắn hổ mang thường. Đây là loài rắn có nọc độc thần kinh và nguy hiểm chết người. Con non mới nở đã có thể bành cổ hung dữ và có nọc độc gây nguy hiểm cho người.

Phân bố:

Trong nước: Phân bố chủ yếu ở miền Nam và Nam Trung Bộ. Ở miền Bắc Việt Nam rất hiếm gặp.

Thế giới: Banglades, Bắc Ấn Độ, Nêpan, Nam Trung Quốc, Mianma, Lào, Thái Lan, Cambodia, Bắc Malaysia.

Giá trị:

Là loài có giá trị khoa học. Rắn hổ mang là loài rắn độc cắn chết người. Tuy nhiên nọc độc của chúng cũng được dùng làm thuốc chữa đau các khớp xương, tê thấp, còn dùng làm thuốc tê.

Tình trạng:

Số lượng rắn hổ mang hiện nay suy giảm rất nhiều ít do bị săn bắt triệt để để làm thức ăn và làm thuốc. Hơn nữa sinh cảnh sống của chúng bị tàn phá dẫn đến mất nơi sống và nguồn thức ăn trong tự nhiên.

Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Cấm săn bắt rắn non, cấm bắt trong mùa sinh sản từ tháng 4 đến tháng 6, cần tổ chức nuôi.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần động vật - trang 246.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Rắn hổ mang một mắt kính

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này