Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Thằn lằn chân ngón tà cú
Tên Latin: Cyrtodactylus takouensis
Họ: Tắc kè Gekkonidae
Bộ: Có vảy Squamata 
Lớp (nhóm): Bò sát  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    New Page 1

THẰN LẰN CHÂN NGÓN TÀ CÚ

Cyrtodactylus takouensis Ngo & Bauer, 2008

Họ: Tắc kè Gekkonidae

Bộ: Có vảy Squama

Đặc điểm nhận dạng:

Con đực có chiều dài từ mút mõm đến lỗ huyệt 80.4 mm. Đầu dài, hẹp, hơi hóp, phân biệt với cổ mảnh. Vùng trước mắt và gian mắt phồng yếu, khoé mắt lồi rõ. Vùng trước mũi lõm mạnh. Mõm thon dài, nhọn, dài hơn đường kính mắt. Vảy trên mõm và trán nhỏ, nổi hột, đồng nhất. Vảy mõm lớn hơn vảy vùng chẩm. Mắt lớn. Đồng tử dọc, viền có khía. Chân mày ngắn, có gai hình nón ở phía sau. Màng nhĩ hình bầu dục, lớn. Khoảng mắt đến màng nhĩ bằng đường kính mắt. Vảy mũi trên tách biệt với nhau bởi một vảy gian mũi đơn nở rộng. Vảy mõm nối với vảy môi trên thứ nhất, những vảy mũi trên và vảy gian mũi đơn. Khoé mắt tròn, mỗi bên được bao quanh bởi vảy trên mũi, vảy mõm, vảy môi trên đầu tiên và 3 vảy sau mũi nở rộng. 23 hàng vảy nhỏ tách biệt ổ mắt khởi vảy môi trên. Vảy cằm hình tam giác, rộng hơn (2.2 mm) sâu (2 mm). Cặp vảy sau cằm nở rộng hình thang. Vảy môi trên đến vị trí giữa ổ mắt có 8 vảy bên phải đến 9 vảy bên trái. Vảy môi trên nở rộng đến mép hàm có 10 vảy bên phải đến 11 vảy bên trái. Vảy môi dưới 10 bên phải đến 11 bên trái. Những hàng vảy gian mắt băng qua điểm hẹp nhất của xương trán 17.

Thân mảnh, ngắn, có nếp bên bụng rõ. Vảy lưng nổi hột đến hình nón yếu, hoà lẫn với những nốt sần nhỏ (kích thước gấp 23 lần vảy kế bên) chạy từ vùng chẩm lên đến lưng và đáy đuôi. Mỗi nốt sần đều mịn. Thân giữa có khoảng 10 hàng nốt sần, nốt nhỏ hơn ở vùng hông eo và nhỏ nhất ở vùng chẩm. Vảy bụng lớn hơn vảy lưng, mịn, gần như tròn và gần lợp lên nhau, lớn nhất ở phía sau. 39 hàng vảy thân giữa qua bụng đến đáy của nếp bên bụng. Vùng họng có vảy mịn, gần như đồng nhất. Mu đệm hình thoi nở rộng của những vảy trước huyệt chạy ra sau từ vảy sinh lỗ đến 2mm trước môi huyệt. Không có rãnh trước huyệt. Bốn lỗ trước huyệt sắp xếp thành một dãy góc cạnh có vảy không lỗ trung gian đơn tách biệt hai lỗ ở mỗi bên. Dãy vảy đùi nở rộng kích thước khác nhau ở cuối ống chân tách biệt với vảy trước huyệt bởi khe hở rộng. Vảy đùi nở rộng xa nhất (bên phải) hoặc cuối chót (bên trái) phát sinh lỗ nhỏ.

Chân trước và chân sau mảnh. Ngón tương đối ngắn, cong mạnh ở đáy khớp nối đốt, tất cả đều có móng vuốt hơi cong. Màng da dưới ngón rộng ngay sát dưới đốt đáy đến khoảng nửa chiều rộng của ngón (Công thức: 56776 ở chân trước; 46889 ở chân sau). Màng hẹp xa chỗ cong ngón và không bao gồm móng vuốt (công thức 7991010 ở chân trước; 99111112 ở chân sau). Một đến một vài hàng hột không màng nhỏ giữa đáy và dãy màng xa trên một vài ngón. Màng bơi giữa ngón xuất hiện nhưng phát triển yếu. Công thức ngón: chân trước III(5.1)> IV(4.8)> II(4.5)>V(4.4)> I(4.1), chân sau: IV(7.0)> V(6.8)> III(6.2)> II(5.1)> V(3.7).

Đuôi dài, mảnh, nhọn chót. Gốc đuôi dài 41 mm, phân đốt, có 9 hàng vảy trên mỗi đốt. Hai đối gần đáy nhất có 8 hàng nốt sần mịn, nở rộng nằm ở gần dọc chính giữa nối tiếp từ lưng thân. Vảy dưới đuôi hình thành một dãy giữa đơn những vảy gần xếp lợp nở rộng chiếm một nửa độ rộng của đuôi, ba vảy như thế trên mỗi đốt đuôi. Vảy mặt lưng của đuôi phẳng, mịn, hình chữ nhật có méo tròn phía sau. Một dãi ba ụ lồi huyệt ép về mặt bên, hình nón nở rộng ở mỗi bên của đáy đuôi.

Màu trong trạng thái tiêu bản: Lưng có 5 vằn vết màu kem hẹp giữa gáy và háng (1 ở gáy, 4 ở giữa nách và háng), một vạch vằn khác băng qua sau phần xương cùng, mỗi vằn nối tiếp với một vết loang màu nâu rộng mà có một mép phía sau rõ hơn, đậm hơn và một mép nhạt hơn và khuếch tán hơn. Một sọc góc mắt màu nâu đậm từ mút mõm, qua phần bụng của ổ mắt và trên màng nhĩ hình thành một vạch gáy hoàn chỉnh. Đỉnh đầu màu kem, có rải rác hoa văn màu nâu trên vùng chẩm và hai đốm nâu không đều ở góc lưng sau mắt. Vằn gáy màu kem chạy ra trước qua màng nhĩ đến khoé mõm. Vảy môi, đặc biệt phía trước, có màu nâu rất đậm, dọc mép môi. Một dải màu kém đến trắng giữa vảy môi và sọc mắt hình thành đường biên phía sau của mũi đến vảy môi trên cuối cùng. Chân có màu kem và đốm nâu xem kẽ. Phần gốc của đuôi có màu kem và nâu xen kẽ. Đuôi tái sinh có vằn mờ. Mặt bụng của thân màu kem nhạt, có đốm nâu nhỏ trên vảy, đậm hơn ở cổ và mép hàm, hông và chân. Gan bàn chân có màu tối. Mặt bụng của đuôi đặc biệt phần tái sinh có màu nâu đậm.

Trong tự nhiên, màu kem nhạt trên mặt lưng của đầu và lưng có màu vàng chanh nhạt rõ. Vảy chân màu màu vàng sáng. Vằn xương cùng và vằn đuôi phía trước màu vàng chanh nhạt, hai vằn sau màu trắng sáng. Hoa văn vàng trên chân mờ hơn trên thân. Bụng màu trắng.

Cyrtodactylus takouensis khác các loài cùng giống Cyrtodactylus ở những đặc điểm sau:

Khác các loài Cyrtodactylus cryptus, Cyrtodactylus irregularis bởi có vảy dưới đuôi nở rộng theo chiều ngang.

Khác với loài Cyrtodactylus nigriocularis, Cyrtodactylus badenensis, Cyrtodactylus chauquangensis, Cyrtodactylus cryptus bởi có vảy đùi nở rộng.

Khác với loài Cyrtodactylus irregularis, Cyrtodactylus intermedius, Cyrtodactylus cryptus, Cyrtodactylus caovansungi, Cyrtodactylus chauquangensis bởi có lỗ trước huyệt ít hơn (34 so với 5 trở lên) ở con đực

Khác với loài Cyrtodactylus phongnhakebangensis bởi có một kẽ hở giữa trước huyệt và lỗ đùi (so với một dãy 3242 lỗ đùi trước huyệt).

Khác với loài Cyrtodactylus irregularis, Cyrtodactylus paradoxus, Cyrtodactylus badenensis  Cyrtodactylus chauquangensis bởi có nhiều vảy qua giữa bụng hơn (3940 so với 38 hoặc ít hơn

Khác với loài Cyrtodactylus cryptus bởi có ít vảy qua giữa bụng hơn (3940 so với 41 hoặc nhiều hơn)

Khác với loài Cyrtodactylus condorensis bởi hoa văn vằn xen kẽ tối sáng, còn loài kia là những đốm hoặc vằn không theo quy luật.

Sinh học, sinh thái:

Loài này sống ở trong các hang đá mẹ xếp chồng trong các khu rừng bán khô hạn ở những nơi có độ cao tương đối. Trong cùng khu vực còn có một loài mới khác - Thằn lằn ngón chứng Cyrtodactylus chungi công bố năm 2021, loài này sống trong các gốc cây, và trong lớp thảm mục thực vật rừng. Hoạt động, kiếm ăn về đêm, cạnh các nơi ẩn náu, rình mồi ở các vách đá. Thức ăn là những loài côn trùng trong khu vực phân bố. Con cái đẻ 2 trứng trong lcác kẽ đá vào đầu mưa, giới tính con non hoàn toàn do nhiệt độ môi trường quyết định. Màu da của nó gần giống với màu vỏ cây nơi nó cư ngụ sẽ giúp ích cho việc ngụy trang với kẻ thù và bắt con mồi.

Phân bố:

Trong nước: Loài mới được phát hiện ở núi Tà Cú thuộc tỉnh Bình Thuận năm 2008. Tên loài được đặt theo tên núi Tà Kou, loại và nơi duy nhất là vùng phân bố của loài mới. Đây là một ngọn núi biệt lập không thuộc dãy Trường Sơn chính chạy dọc theo chiều dài miền Nam Việt Nam.

Nước ngoài: Không có.

 

Mô tả loài: Phùng Mỹ Trung, Nguyễn Quảng Trường, Phạm Thế CườngWebAdmin.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Thằn lằn chân ngón tà cú

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này