Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Thằn lằn bay đông dương
Tên Latin: Draco indochinensis
Họ: Nhông Agamidae
Bộ: Có vảy Squamata 
Lớp (nhóm): Bò sát  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    ẾCH CÂY ORLOVI

THẰN LẰN BAY ĐÔNG DƯƠNG

Draco indochinensis Smith, 1928

Họ: Nhông Agamidae  

Bộ: Có vảy Squamata

Đặc điểm nhận dạng:

Thân hình lớn, con cái có chiều dài từ mút mõm đến lỗ huyệt 110.7 mmm, dài đuôi 205.5 mm. Gân cánh lượn 5. Đầu tương đối lớn. Dài mõm gấp 0.44 lần dài đầu. Mõm dài hơn đường kính của mắt. Lỗ mũi hướng thẳng ra trước. Màng nhĩ rõ. Vảy môi trên đầu không bằng nhau, kết sừng mạnh, hóp và ít nhiều cương lên khỏi khoé mắt. Vảy môi trên 10 hoặc 11. Có 2 răng giữa ở hàm trên. Không có vảy nhọn trên viền mí mắt, nhưng có một nốt sần tròn. Phần phụ của họng bằng gấp 0.76 lần chiều dài đầu, có vảy nở rộng. Vảy lưng 173, không bằng nhau, mịn hoặc kết sừng yếu, nhỏ hơn vảy bụng. Vảy bụng kết sừng mạnh. Một dãy vảy nở rộng xuất hiện trên đường viền giữa thân và cánh bay, tách rộng với nhau, kết sừng mạnh. Màng da dưới ngón, có 28 hoặc 29 màng kết sừng dưới ngón thứ tư chân trước, 33 - 35 màng dưới ngón thứ tư chân sau. Chân sau bằng 0.5 lần chiều dài thân. Chân trước chạm mõm, chân sau chạm nách chân trước. Vảy dạng tua xuất hiện trên mép sau của đùi và đáy đuôi. Dài đuôi bằng 1.86 lần chiều dài thân. Vảy bụng 144, kết sừng, lớn hơn vảy lưng.

Màu trong trạng thái bảo quản: Phần trên lưng có màu xanh lam và vàng đồng hoặc xám, có vô số nốt đen nhỏ. Cánh có màu nâu đỏ ở trên, bốn vết ngang cong viền sáng rõ. Các vết này sẽ chia đôi khi chúng chạm thân. Mặt bụng của cánh có sọc đen dọc mép ngoài. Cằm lốm đốm đen. Họng màu xanh lam, có một vằn ngang màu đen rộng phát triển đến những mặt trong của yếm. Bụng màu xám vàng

Sinh học, sinh thái:

Sống trên cây ở nơi khô ráo của vùng rừng núi, độ cao từ 500 đến 800m so với mặt nước biển. Hoạt động kiếm ăn ban ngày, ngủ vào ban đêm. Có khả năng biến đổi màu sắc cơ thể theo màu của môi trường nhằm tránh sự phát hiện của kẻ thù, được xem như hình thức tự vệ thụ động của loài. Nếu chúng đậu trên cành, thân của cây thì màu sắc mặt lưng được biến đổi cùng màu với màu của vỏ cành hoặc vỏ thân cây trong lúc bám. Có khả năng bay lượn từ cây này qua cây khác để kiếm ăn và lẩn tránh kẻ thù tự nhiên.

Phân bố:

Trong nước: Thằn lằn bay đông dương phân bố ở các tỉnh: Khánh Hòa, Kon Tum, Lâm Đồng, Đồng Nai, Tây Ninh; Thằn lằn bay đốm: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Tây (cũ) nay là Hà Nội, Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Lâm Đồng, Bà Rịa Vũng Tàu.

Nước ngoài: Ở hầu khắp các nước Đông nam Á, tới Myanmar.

 

Mô tả loài: Nguyễn Quảng Trường, Phạm Thế Cường, Phùng Mỹ Trung - WebAdmin.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Thằn lằn bay đông dương

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này