Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Nhông cát sọc
Tên Latin: Leiolepis guentherpetersi
Họ: Nhông Agamidae
Bộ: Có vảy Squamata 
Lớp (nhóm): Bò sát  
       
 Hình: Ngô văn Trí  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    NHÔNG CÁT SỌC

NHÔNG CÁT SỌC

Leiolepis guentherpetersi Darevsky & Kupriyanova, 1993

Họ: Nhông Agamidae

Bộ: Có vảy Squamata

Đặc điểm nhận dạng:

Loài thể tam bội đơn tính lớn (3n=54). Với các loài Leiolepis khác ở những đặc điểm sau: Chiều dài từ mút mõm đến lỗ huyệt 156 mm, Môi rộng gấp 3 - 3.5 lần cao. Có 17 - 20 vảy bụng giữa đường chính giữa bụng và vảy lưng nhỏ. 14 - 18 vảy phình to băng qua phần dưới ống chân. Bốn ngón cái có 40 - 43 vảy dưới ngón. Đùi có 21 - 23 vảy. 38 - 43 vảy giữa những đường sọc lưng bên sáng. Sọc lưng giữa tiêu biến. Sọc ngang hình thành bởi những hàng 4 - 5 đốm hình bầu dục sáng sinh ra một lưới đặc trưng giữa những sọc lưng bên.

Môi rộng gần gấp 3 lần cao, viên môi được bao quanh bởi 2 vảy môi trên và 6 vảy mềm sau môi, nối tiếp theo bởi 8 vảy mềm. Các vảy khác trên mõm và trong vùng gian ổ mắt có gờ mào rõ. Vùng trên ổ mắt có 6 hàng vảy. 8/9 vảy môi trên, 9/10 vảy môi dưới. 42 - 44 vảy giữa đường sọc dọc theo lưng bụng, tính ở giữa thân. Vảy bụng rộng như hai vảy lưng. 18 - 19 vảy bụng giữa đường chính giữa bụng và những vảy lưng nhỏ. 15 vảy phình lớn qua phần dưới của ống chân. Một dãy gồm 21/22 lỗ đùi tách biệt

Sinh học, sinh thái:

Sống ở các khu vực rừng cát ven biển ban ngày kiếm ăn và ban đêm chui vào hang sâu để ở. Chỉ xuất hiện vào mùa mưa và gần như không thấy vào mùa khô. Thức ăn là các loài côn trùng sống trong khu vựcnhư châu chấu, cào cào, dế, ong, kiến, bọ rùa, bổ củi. Thức ăn chính của cá thể non cũng giống như cá thể trưởng thành gồm tràng quả, châu chấu, cào cào, dế, ong, kiến. Con cái đẻ trứng từ tháng 4 - 7 hàng năm.  Sống trong hang ở cồn cát chạy dọc theo bờ biển từ 50 - 100m hoặc ở các vùng gò đồi và nương rẫy ở đồng bằng trên nền đất cát hoặc pha cát. Hệ thực vật gồm một số cây đặc trưng như Sim, Mua, cỏ lá, cỏ ống. Chúng tự đào hang để ở. Hang có dạng ngoằn ngoèo, gấp khúc nhiều doạn. ngoài cửa hang chính còn có cửa hang phụ được lấp kín hoặc ngụy trang khéo léo là cửa thoát khi gặp nguy hiểm.

Phân bố:

Loài đặc hữu này phân bố ở bờ biển miền Trung Việt Nam từ tỉnh Thừa Thiên Huế đến tỉnh Quảng Ngãi và được công bố năm 1993 để vinh danh nhà nghiên cứu Bó sát lưỡng cư người Đức Dr Günther Peters.

 

Mô tả loài: Phùng Mỹ Trung, Nguyễn Quảng Trường, Phạm Thế Cường  -  WebAdmin.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Nhông cát sọc

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này