Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Bào ngư hình vành tai
Tên Latin: Haliotis asinina
Họ: Bào ngư Haliotidae
Bộ: Chân bụng cổ Archaeogastropoda 
Lớp (nhóm): Thân mềm  
       
 Hình: Sách đỏ Việt Nam  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    BÀO NGƯ VÀNH TAI

BÀO NGƯ VÀNH TAI

Haliotis asinina (Linnaeus, 1758)

Họ: Bào ngư Haliotidae

Bộ: Chân bụng cổ Archaeogastropoda

Đặc điểm nhận dạng:

Vỏ hình tai kéo dài có thể tới 80mm, mỏng, nhẹ, chắc. Mặt ngoài vỏ láng bóng, màu xanh sẫm hoặc vàng sẫm, các vân phóng xạ và đồng tâm mờ và thường cắt nhau. Mặt trong sáng bóng với lớp xà cừ láng bóng và có các vân mờ đan chéo nhau. Trên mép vỏ có khoảng 14 lỗ, nhưng chỉ có 6 - 7 lỗ thông giữa mặt trong và ngoài vỏ, các lỗ còn lại thường bịt kín.

Sinh học, sinh thái:

Bào ngư hình vành tai ăn tảo đa bào như: Sargassum, Gracilaria…Ưa độ mặn cao 25 - 32‰. Sống ven đảo, vùng dưới triều từ 1 - 10m nước, bám vào các rạn đá.

Phân bố:

Trong nước: Chân Mây Thừa Thiên Huế, Khánh Hoà (Hòn Nội, Hòn Chà Nà, Hòn Tầm, Hòn Tre), Côn Đảo (Hòn Tre Lớn, Côn Đảo Nhỏ), Cù Lao Chàm (Quảng Nam).

Thế giới: Vùng biển nhiệt đới Thái Bình Dương.

Giá trị:

Có giá trị khoa học, thẩm mỹ. Có thể nuôi thương phẩm để thu hoạch sản phẩm phục vụ cuộc sống.

Tình trạng:

Nơi cư trú thu hẹp dẫn đến giảm số lượng cá thể. Nguyên nhân do đánh bắt quá mức, do ô nhiễm môi trường, đánh mìn và dùng cyanua đánh bắt cá làm cho Bào ngư vành tai chết theo. Mặc dù phân bố rộng, số lượng nhiều, nhưng đang bị khai thác mạnh, ước tính suy giảm khoảng 20%. Mỗi quần thể thường có số lượng dưới 10000 cá thể trưởng thành. Nếu không có biện pháp bảo vệ dễ bị đe doạ tiệt chủng.

Phân hạng: VU A1 C1.

Biện pháp bảo vệ:

Cần khoanh vùng để bảo vệ sinh thái. Đánh bắt với số lượng hạn định. Nên nghiên cứu để nuôi.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang - 55

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Bào ngư hình vành tai

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này