Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Hải sâm dừa
Tên Latin: Actinopyga mauritiana
Họ: Hải sâm Holothuriidae
Bộ: Xúc tu hình tán Aspidochirotida 
Lớp (nhóm): Thân mềm  
       
 Hình: Internet  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    HẢI SÂM DỪA

HẢI SÂM DỪA

Actinopyga mauritiana (Quoy & Gaimard, 1833)

Holothuria mauritiana Quoy & Gaimard, 1833.

Họ: Hải sâm Holothuriidae

Bộ: Xúc tu hình tán Aspidochirotida

Đặc điểm nhận dạng:

Cơ thể có dạng gần như hình trụ kéo dài. Con trưởng thành có chiều dài từ 200 - 350mm, đường kính 35 - 50mm. Mặt lưng thường có màu nâu đen hoặc trắng xám điểm lốm đốm những vùng có màu sắc khác nhau (đậm hơn hoặc nhạt hơn) và mang rải rác những gai thịt sắp xếp không đều. Mặt bụng màu nhạt hơn, mang nhiều chân ống nhỏ không xếp thành hàng. Miệng hơi chếch về phía bụng và mang 25 xúc tu lớn. Hậu môn chếch về phía lưng và mang 5 gai canxi to, chung quanh hậu môn có một vòng màu trắng.

Sinh học, sinh thái:

Loài đơn tính và sinh sản vào mùa nước ấm. Chưa được nghiên cứu kỹ về sinh học. Sống ở vùng dưới triều, thường gặp ở độ sâu từ 2 - 5m, trên đáy san hô chết phủ cát.

Phân bố:

Trong nước: Ven bờ Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận và các hải đảo: Trường Sa, Côn Đảo, Phú Quốc - Thổ Chu.

Thế giới: Vùng Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương.

Giá trị:

Có giá trị nghiên cứu  khoa học các loài động vật đáy biển sống ở các vùng cát.

Tình trạng:

Trước năm 1990, là loài tương đối thường gặp ở vùng ven biển Miền Trung và các hải đảo. Từ sau năm 1990, do tăng cường khai thác để làm thực phẩm Trong nước và xuất khẩu nên số lượng giảm rõ rệt, mỗi năm giảm tới hơn 20%; đến nay đã bị cạn kiệt và rất khó tìm gặp. Diện tích phân bố của loài này trước năm 1990 ước tính tới 7500km2. Hiện nay do khai thác mạnh cộng với môi trường sống bị lấn chiếm và ô nhiễm do xây dựng các công trình ven biển, nên diện tích bị thu hẹp còn không quá 4000km2; số lượng còn rất ít.

Phân hạng: VU A1d B2b,e+3d.

Biện pháp bảo vệ:

Đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (1992 & 2000). Kiến nghị: cần giảm cường độ khai thác và chỉ khai thác ở kích cỡ trưởng thành và sau mùa sinh sản. Cấm khai thác san hô chết và hạn chế xây dựng các công trình ven biển làm mất nơi cư trú và ô nhiễm môi trường sống. Cần nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo, bổ sung nguồn giống ngoài tự nhiên.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang - 55
 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Hải sâm dừa

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này