Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: San hô trúc
Tên Latin: Isis hipputis
Họ: San hô trúc Isididae
Bộ: San hô sừng Gorgonaria 
Lớp (nhóm): Thân mềm  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    SAN HÔ TRÚC

SAN HÔ TRÚC

Isis hippuris Linnaeus, 1758

Họ: San hô trúc Isididae

Bộ: San hô sừng Gorgonacea

Đặc điểm nhận dạng:

Tập đoàn dạng cành cây hoặc bụi cây, phân cành và nhánh nhiều lần kiểu lưỡng phân, trông có dáng bụi trúc, đầu các nhánh hơi phình to. Vỏ rất dày, nhất là ở đầu nhánh. Trâm xương trong vỏ dạng hình sao, dài 0,2mm có các nốt nhỏ, một số dạng không quy luật đường kính 0,1mm. Trục mập ở gốc và các cành chính, nhỏ dần ở các cành bên và mảnh ở các nhánh ngọn. Trục phân đốt, các đốt màu đen bằng chất sừng thường nhỏ và ngắn xen với các đốt màu trắng bằng canxi to và dài hơn. Trên trục có các gân chạy dọc, gân nổi rất rõ trên các đốt màu trắng. Mẫu sống màu nâu nhạt.

Sinh học, sinh thái:

Phân bố trên các rạn san hô ven các đảo xa lục địa, nơi có nước rất trong, độ mặn cao và ổn định (>33‰), ít sóng. Thường gặp trong các lagun ở quần đảo Trường Sa, độ sâu từ 1 - 20m. ở vùng ít sóng, dòng chảy yếu san hô có kích thước lớn (tập đoàn cao tới 1 mét), vùng có sóng và dòng chảy mạnh san hô kích thước nhỏ (20 - 30cm).

Phân bố:

Trong nước: Quần đảo Trường Sa.

Thế giới: Các đảo thuộc trung tâm Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương.

Giá trị:

Hàng mỹ nghệ.

Tình trạng:

Ở Việt Nam loài này mới chỉ thấy có ở quần đảo Trường Sa, diện tích phân bố hẹp. Trước năm 1990, số lượng còn khá nhiều, rất dễ tìm gặp, nhưng gần đây do khai thác nhiều làm đồ lưu niệm và đưa vào bờ làm hàng mỹ nghệ nên số lượng bị giảm sút nghiêm trọng, đặc biệt ở vùng nước nông.

Phân hạng: VU A1a,d C2a.

Biện pháp bảo vệ:

Đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (1992 - 2000). Trước mắt cần cấm khai thác một thời gian khoảng 5 năm để phục hồi nguồn lợi. Cần đầu tư nghiên cứu sinh học làm cơ sở đề xuất việc khai thác hợp lý, phát triển bền vững nguồn lợi.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang - 55

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

San hô trúc

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này