Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Cà ổi lá đỏ
Tên Latin: Castanopsis hystrix
Họ: Giẻ Fagaceae
Bộ: Giẻ Fagales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ trung bình  
       
 Hình: Internet  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    CÀ ỔI LÁ ĐỎ

CÀ ỔI LÁ ĐỎ

Castanopsis hystrix A. DC. 1863.

Castanea hystrix Hook. f. & Thoms. ex Miq. 1863

Cyclobalanus hystrix (A. DC.) Oerst. 1866.

Họ: Giẻ Fagaceae

Bộ: Giẻ Fagales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ lớn, thường xanh, cao 25 - 30 m, đường kính tới 100 cm. Cành non có lông màu da bò. Lá hình trứng hay hình mũi mác, cỡ 7 - 15 x 2 - 4 cm, mặt dưới có vảy lấm chấm màu nâu đỏ và có lông màu nâu, chóp lá nhọn, gốc lá hình nêm; mép nguyên; gân bên 8 - 14 đôi, cong ở gần mép; cuống lá dài 5 - 10 mm, có lông. Cụm hoa đơn tính, dạng đuôi sóc, dài 7 - 10 cm. Hoa đực đơn độc ở trên trục. Trục mang trái dài 5 - 8 cm. Hoa cái thường đơn độc trong mỗi tổng bao. Đấu không cuống, xếp sít nhau, hình cầu, đường kính (kể cả gai) 3 - 4 cm, mặt ngoài phủ đầy gai phân nhánh dài 6 - 10 mm; đấu thường chứa 1 hạch, khi chín tách thành 4 mảnh. Hạch (hạt) không có lông, hình trứng rộng hay gần hình cầu, đường kính 1 - 1,5 cm, có sẹo lồi.

Sinh học và sinh thái:

Mùa hoa tháng 4 - 5, có quả tháng 11 - 12. Cây trung tính, mọc rải rác trong rừng nguyên sinh, trên đất màu vàng trên nền đá vôi, ở độ cao 300 - 1500 m.

Phân bố:

Trong nước: Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đắk Nông (Đắk Mil: Thuận An), Lâm Đồng, Khánh Hoà (Nha Trang).

Thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Malaixia.

Giá trị:

Gỗ dùng trong xây dựng, làm nhà, đóng đồ, làm nông cụ. Hạt ăn được.

Tình trạng:

Loài có khu phân bố chia cắt; nơi cư trú ở các điểm thuộc tỉnh Sơn La, Nghệ An, Khánh Hoà bị xâm hại do rừng đã bị tàn phá nặng nề. Bản thân loài cũng bị khai thác nhiều.

Phân hạng: VU A1c,d.

Biện pháp bảo vệ:

Không chặt đốn những cây trưởng thành còn sót lại ở các điểm phân bố. Nên tìm nguồn giống đưa về trồng ở các Khu Bảo tồn Pù Mát (Nghệ An) và Vũ Quang (Hà Tĩnh).

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 201.
 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Cà ổi lá đỏ

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này