Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Thiên môn
Tên Latin: Asparagus cochinchinensis
Họ: Măng tây Asparagaceae
Bộ: Măng tây Asparagales 
Lớp (nhóm): Cây thuốc  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    THIÊN MÔN

THIÊN MÔN

Asparagi cochinchinensis (Lour.) Merr

Họ: Măng tây Asparagaceae

Bộ: Măng tây Asparagales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây bụi leo, sống lâu năm, dài 1 - 1,5m, có khi hơn. Rễ củ mềm, hình thoi, có cuống dài, mọc thành chùm. Cành rất nhiều, hình trụ, mọc xoắn suýt vào nhau thành bụi dày, nhẵn và có gai cong, những cành nhỏ biến đổi thành lá gọi là diệp chi hình lưỡi liềm, có mặt cắt 3 góc, dài 2-3cm, đầu nhọn. Lá tiêu giảm thành những vảy nhỏ. Cụm hoa mọc ở kẽ các diệp chi gồm 1 - 2 hoa màu trắng, hoa đực có bao hoa gồm 6 mảnh, 6 nhị và nhụy lép; hoa cái có bao hoa như hoa đực, nhị ngắn hơn, bao phấn tiêu giảm, bầu thuôn có vài ngăn. Quả mọng, hình cầu, đường kính 5 - 6 mm, màu lục nhạt sau chuyển vàng ngà rồi màu trắng, hạt màu đen. Mùa hoa tháng 3 - 5, mùa quả tháng 6 - 9.

Phân bố:

Cây của miền Ðông á ôn đới, mọc hoang và cũng thường được trồng ở nhiều nơi. Trồng bằng gốc cây. Thu hái rễ củ vào mùa khô, đem về loại bỏ rễ con, tẩm ướt nước cho mềm, không ngâm lâu, hoặc đồ chín, rút bỏ lõi, thái mỏng, phơi hay sấy khô. Cây thiên môn có ở nhiều nơi như Thanh Hoá, Quảng Ninh, Bắc Thái, Cao bằng, Lạng Sơn... các nước khác như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản cũng có.

Công dụng

Rễ củ thu hái vào thu đông ở những cây mọc được 2 năm trở lên. Sau khi rửa sạch, cắt bỏ đầu và rễ con, đem đồ qua hơi nước. Lúc còn nóng bóc bỏ vỏ rồi phơi hoặc sấy cho khô. Dược liệu có vị ngọt hơi đắngThuốc làm long đờm, chữa ho, thuốc lợi tiểu. Chữa triệu chứng bồn chồn, mất ngủ, táo bón.

 

Tài liệu dẫn: Cây thuốc Việt Nam – Võ Văn Chi – trang 520.
 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Thiên môn

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này