Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Cáp mộc
Tên Latin: Craibiodendron stellatum
Họ: Đỗ quyên Ericaceae
Bộ: Đỗ quyên Ericales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ nhỏ  
       
 Hình: Sách đỏ Việt Nam  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    New Page 1

CÁP MỘC

Craibiodendron stellatum (Pierre ex Laness.) W.W. Smith, 1914.

Schima stellatum Pierre ex Laness. 1886

Họ: Đỗ quyên Ericaceae

Bộ: Đỗ quyên Ericales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ nhỏ, cao 4 - 6 m. Cành nhẵn, vỏ màu nâu. Lá hình bầu dục, dài 6 - 10cm, rộng 3,5 - 4,5cm, nhẵn ở cả hai mặt, có nhiều tuyến nhỏ, màu đen, ở mặt dưới, gốc tù hoặc tròn, đầu tròn hoặc đôi khi lõm, mép lá nguyên; gân bậc hai có 20 - 30 đôi. Cuống lá nhẵn, dài 7 - 10mm. Cụm hoa chùm ở đầu cành, dài tới 20cm. Hoa màu trắng có mùa thơm dịu, dài 4 - 5mm. Đài có 5 thùy hình trứng rộng, nhọn đầu và hơi hợp với nhau ở gốc. Tràng hình trụ, dài 3 - 4mm với 5 thùy hình tam giác. Nhị 10, dài gần bằng sống tràng, chỉ nhị thường cong ở giữa. Bao phấn mở bằng 2 lỗ ở đỉnh. Bầu có lông, dài khoảng 1mm. Quả gần hình cầu, dài 9 - 10mm, đường kính 11 - 12mm, có 5 ô và 5 góc, khi chín tự mở bằng 5 đường tới giữa quả. Hạt 4 - 7 trong khi mỗi ô dẹt.

Sinh học, sinh thái:

Mọc dưới tán rừng mưa nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, ở độ cao 1.500m trở lên. Mùa hoa tháng 3 - 4, mùa quả chín tháng 5 - 7. Tái sinh bằng hạt.

Phân bố:

Việt Nam: Kontum, Gia Lai, Lâm Đồng.

Thế giới: Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Campuchia.

Giá trị:

Nguồn gen qúy, hiếm, độc đáo ở Việt Nam có thể được trồng làm cây cảnh quan công viên, đường phố..

Tình trạng:

Loài hiếm . Mức độ đe dọa: Bậc R.

Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Bảo vệ nguyên vẹn trong một số khu rừng cấm nơi có loài này phân bố. Di thực một số cá thể về trồng ở công viên, hay vườn thực vật để bảo tồn nguồn gen và có các biện pháp chế tài cầm khai thác loài này trong tự nhiên.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - trang 105.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Cáp mộc

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này