Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Cánh kiến
Tên Latin: Mallotus philippensis
Họ: Thầu dầu Euphorbiaceae
Bộ: Thầu dầu Euphorbiales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ trung bình  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    CÁNH KIẾN

CÁNH KIẾN

Mallotus philippensis (Lam.) Müll.Arg.,1865

Croton philippensis Lam., 1786

Echinus philippensis (Lam.) Baill., 1866

Rottlera philippensis (Lam.) Scheff., 1869

Euonymus hypoleucus H.Lév., 1914

Họ: Thầu dầu Euphorbiaceae

Bộ: Thầu dầu Euphorbiales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ cao 10 - 12 m. Thân tròn, phân cành sớm, vỏ màu xám. Cành non phủ lông mềm hình sao và phấn vàng. Lá đơn, mọc cách, phiến lá dài 7 - 16 cm, rộng 3 - 6 cm, hình trái xoan, trứng trái xoan hoặc trái xoan mác, thuôn dần về phía đấu và có mũi tù, gốc lá tù hoặc gần tròn, mặt trên nhẵn. Mặt dới phủ lông mềm và có nhiều tuyến. Gân gốc 3, gần cuống có 2 tuyến. Lá kèm sớm rụng. Hoa đơn tính cùng gốc, không có bao hoa. Cụm hoa đực bông ở đầu cành hay nách lá. Cánh đài 3 - 4, mặt ngoài có lông hình sao và có nhiều tuyến. Nhị 18 - 32 chiếc. Cụm hoa cái bông ở đầu cành, cánh đài 3 - 5 không đều nhau. Bầu 2 - 3 ô, phủ nhiều lông mềm màu đỏ tươi, vòi 3; quả nang hình cầu dẹt 3 múi, đường kính 6 - 8 mm, phủ nhiều lông lẫn với những tuyến màu đỏ, nứt thành 3 mảnh. Hạt hình cầu hay hình trứng, màu đen.

Sinh học, sinh thái:

Cây mọc nơi ven rừng, ven đường nhiều ánh sáng. Cây có khả năng sống trên đất khô, xấu, tái sinh hạt tái sinh chồi khỏe. Hoa tháng 1 - 2. Quả tháng 4 - 5.

Phân bố:

Trong nước: cây mọc rải rác trong rừng thứ sinh ở hầu hết các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Bắc,

Nước ngoài: Trung Quốc, Ấn Độ, Philippin, Lào, Singapor...

Công dụng:

Gỗ màu vàng nhạt, mềm, gỗ có thể làm nông cụ và một số đồ dùng thông thường. Rễ, vỏ và quả dùng để nhuộm, làm thuốc. Hạt có dầu dùng để làm xá phòng.

 

Tài liệu dẫn: Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 258.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Cánh kiến

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này