Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Ớt làn mụn cóc
Tên Latin: Tabernaemontana granulosa
Họ: Trúc đào Apocynaceae
Bộ: Long đởm Gentianales 
Lớp (nhóm): Cây leo thân gỗ  
       
 Hình: Đinh Quang Diệp  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    LÀI MỰC

ỚT LÀN MỤN CÓC

Tabernaemontana granulosa Pitard, 1933

Ervatamia granulosa (Pitard) Pichon., 1948

Họ: Trúc đào Apocynaceae

Bộ: Long đởm Gentianales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây bụi cao 1,5 - 2 m, cành có nhiều rãnh dọc, nhẵn, ít bì khổng. Lá dài (8)10 - 15 cm, rộng 3 - 4,5(5) cm, dạng thuôn, gốc và chóp lá nhọn, nhẵn cả 2 mặt; gân bên 6 - 8(11) đôi, chếch so với trục gân chính, hơi lồi ở dưới, phẳng ở mặt trên. Gân bên cấp II hình lưới mờ; cuống lá dài 3 - 4(5) mm, nhẵn. Cụm hoa gần đầu cành. Trục chính dài 1 - 1,5 cm. Hoa chưa thấy. Quả gồm 2 đại, mỗi đại dài 5 - 6 cm, đường kính 6 - 8 mm, dạng gần thuôn, gốc không có cuống riêng, đầu nhọn tạo thành mũi dài 1 - 1,5cm, mặt ngoài sần sùi như mụt; trong mỗi đại thường có 4 - 6 hạt, mỗi hạt dài 7 - 8 mm, đường kính 4 - 5 mm, dạng mắt chim lệch, ngoài có áo hạt mỏng.

Sinh học, sinh thái:

Mọc ở các khu vực rừng thường xanh độ cao 400 - 800m. Cây ưa bóng, thường sống dưới tán rừng các cây gỗ lớn. Ra quả tháng 10.

Phân bố:

Trong nước: Mới phát hiện thấy ở Khánh Hòa - Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà và các khu vực lân cận.

Nước ngoài: Không có.

Giá trị:

Loài đặc hữu hẹp và nguồn gen quý hiếm của Việt Nam.

Tình trạng:

Rừng bị phá làm thu hẹp nơi cư trú và khu phân bố loài.

Phân hạng: EN B1+2b,c.

Biện pháp bảo vệ:

Ngăn chặn nạn phá rừng, khoanh vùng bảo vệ loài tại nơi sống thuộc tỉnh Khánh Hoà. Cần di thực một số cá thể loài về trồng ở Vườn cây thuốc hoặc vườn sưu tập bảo tồn ở Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 73.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Ớt làn mụn cóc

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này